Quốc tế

Khước từ vũ khí của Liên Xô, Ấn Độ trở thành “trung tâm pháo binh thế giới”

Kết quả của việc khước từ các vũ khí lỗi thời của Liên Xô ở Ấn Độ là một nhánh của tổ hợp công nghiệp-quân sự, sản xuất các hệ thống pháo khác nhau và điển hình các loại pháo xe kéo, đã được hình thành, trong đó, pháo ATAGS đã trở thành “niềm tự hào” của quốc gia Nam Á này.

Kinh ngạc với “Bảo tàng xác ướp tự nhiên” nổi tiếng ở Colombia / Xác ướp mang thai đầu tiên trên thế giới được khai quật

Pháo xe kéo ATAGS - “niềm tự hào” mang tên Ấn Độ

Để bắt kịp xu hướng sử dụng pháo binh của thế giới, và trong khi nhiều quốc gia chọn pháo tự hành, Hệ thống Pháo Xe kéo Tiên tiến (Advanced Towed Artillery Gun System - ATAGS) đang được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ hợp tác với các công ty tư nhân phát triển, nhằm thay thế đội pháo cỡ nòng 105 mm, 130 mm và 155 mm cũ đang có trong trang bị quân đội nước này và đã trở thành “niềm tự hào” của quốc gia Nam Á này.

ATAGS có cỡ nòng 155 mm, chiều dài nòng bằng 52 lần cỡ nòng, được bắt đầu thiết kế năm 2013, hoàn thành tháng 3/2017, và bắt đầu sản xuất năm 2019. Tháng 8/2018, giới chức Ấn Độ đã phê duyệt việc mua 150 khẩu ATAGS với chi phí ước tính 490 triệu USD. ATAGS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp bao gồm hệ thống định vị và căn chỉnh pháo tự động dựa trên điều hướng quán tính, radar vận tốc đầu nòng và máy tính đạn đạo để thực hiện tính toán trực tuyến.

Hệ thống này cũng được tích hợp máy ảnh nhiệt, có khả năng bắn ban đêm ở chế độ bắn trực tiếp. Hệ thống được kết nối để chỉ huy một khẩu đội gồm từ 6-8 khẩu pháo qua radio và đường dây bởi hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Một động cơ Diesel 110 kW chuyên dụng hiệu suất cao, nhỏ gọn phù hợp với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải đã được phát triển thành công cho ATAGS.

Pháo xe kéo “tốt nhất thế giới” ATAGS của Ấn Độ; Nguồn: bl-il.com
Pháo xe kéo “tốt nhất thế giới” ATAGS của Ấn Độ; Nguồn: bl-il.com.

Màn hình quang điện tử hoàn chỉnh bao gồm máy chụp ảnh nhiệt, đầu dò laser và máy ảnh ánh sáng ban ngày cho phép nhận dạng mục tiêu ở cự ly lên đến 2 km và phạm vi phát hiện lên đến 10 km. Hệ thống liên lạc kết hợp máy tính chiến thuật, thiết bị truyền dữ liệu và giọng nói, và radio chuyên dụng. ATAGS tương thích với các hệ thống C3I như hệ thống chỉ huy và kiểm soát chiến đấu, lập kế hoạch hỏa lực, triển khai và quản lý đảm bảo hậu cần của Quân đội Ấn Độ.

Trên bình diện quốc tế, các thông số ATAGS không chỉ ngang mà còn vượt trội các mẫu cùng chủng loại về nhiều khía cạnh. Thời gian phát triển và hiện thực hóa hai nguyên mẫu ATAGS đầu tiên được cho là nhanh nhất trên thế giới - trong vòng bốn năm, ATAGS đi từ bản vẽ đến sản phẩm thử nghiệm. Với loại đạn hiện có, ATAGS có tầm bắn xa nhất so với bất kỳ loại pháo nào cùng phân khúc, đạt 38,5-48 km (so với 30-40 km của các loại pháo đương đại thế giới). Tất cả các hệ thống điện, điện tử được sử dụng cho ATAGS, cho đến nay, chưa được sử dụng ở đâu khác.

Với tỷ lệ hơn 95% các chi tiết sản xuất trong nước, ATAGS có các tính năng tiên tiến như tính cơ động cao, khả năng triển khai nhanh, có nguồn năng lượng phụ riêng, hệ thống liên lạc tiên tiến, hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động với khả năng bắn trực tiếp ban đêm, rất đáng tin cậy, uy lực mạnh và ít phải bảo trì. ATAGS nặng 20 tấn, nòng dài 6.975 mm, kíp vận hành gồm 6-8 thành viên, tốc độ bắn 3 phát trong 15 giây, 15 phát trong 3 phút và 60 phát trong 60 phút, tùy chế độ. ATAGS có thể bắn 5 phát trong một phút trong khi những khẩu khác chỉ có thể bắn 3 phát.

Khả năng di chuyển 20 km/h có thể so sánh với các loại pháo loại này trên thế giới; pháo nhẹ hơn hai tấn so với các pháo cùng loại nhưng có độ chính xác cao hơn và tầm bắn xa hơn. Việc tự động hóa sẽ cho phép có được hiệu ứng tác động đồng thời (MRSI - bắn nhiều viên dưới các góc khác nhau để đạn cùng tấn công mục tiêu cùng lúc, tạo nên sức công phá và hiệu ứng tâm lý lớn); nạp đạn tự động, điều khiển hỏa lực tự động, tạo điều kiện để có tốc độ bắn cao hơn, nhanh chóng bắn và rút lui để tránh bị phản đòn trong chiến đấu.

Trong các cuộc thử nghiệm, ATAGS đã phá kỷ lục thế giới của pháo 155 mm với tầm bắn 47,2 km và đạt tầm tối đa 48,074 km với loại đạn đặc chủng (HE - BB), vượt qua tầm bắn tối đa của bất kỳ hệ thống súng pháo nào trong phân khúc này. ATAGS đã bắn hơn 2.000 viên đạn ở các khu vực như Sikkim gần biên giới Trung Quốc và Pokharan gần biên giới Pakistan. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm vào tháng 9/2020 đã bị thất bại với một vụ nổ nòng khiến 4 quân nhân bị thương. Các cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định, giải quyết vấn đề và thử nghiệm thêm.

 

Pháo TRF1 155 mm do Pháp sản xuất; Nguồn: wikipedia.org
Pháo TRF1 155 mm do Pháp sản xuất; Nguồn: wikipedia.org.

Quân đội Ấn Độ đang có kế hoạch mua khoảng 1.500-1.600 khẩu ATAGS. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã sẵn sàng phân bổ 3,4 tỷ USD cho thương vụ này, chi phí cho một khẩu pháo sẽ là hơn 2,1 triệu USD. Báo chí Ấn Độ bình luận rằng nó đắt hơn đối với pháo tầm xa, nhưng nhà sản xuất tin rằng đây là một mức giá tương xứng với “một vũ khí hiệu quả như vậy”.

ATAGS được cho sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi và là cơ sở cho các chương trình phát triển pháo binh - các biến thể sử dụng bánh lốp và tự hành của nó, trong tương lai. Việc thành lập cơ sở sản xuất và tích hợp pháo cỡ lớn trong quá trình phát triển ATAGS sẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất để Ấn Độ tiến gần hơn đến khả năng tự lực trong lĩnh vực này, đưa Ấn Độ vào danh sách số ít quốc gia có hệ thống pháo hoàn toàn bản địa.

Ấn Độ - “trung tâm pháo binh thế giới”

Kết quả của việc khước từ các vũ khí lỗi thời của Liên Xô ở Ấn Độ là một nhánh của tổ hợp công nghiệp-quân sự sản xuất các hệ thống pháo khác nhau với sự đa dạng lớn nhất và điển hình các loại pháo xe kéo, đã được hình thành. Ngoài khẩu ATAGS, loại lớn nhất trong số này là Dhanush155mm, được chuyển giao công nghệ dựa trên pháo FH77B của Thụy Điển.

Pháo Bofors 155 mm của Quân đội Ấn Độ; Nguồn: wikiwand.com
Pháo Bofors 155 mm của Quân đội Ấn Độ; Nguồn: wikiwand.com.

Quân đội Ấn Độ đã mua hàng trăm khẩu Dhanush sau này vào những năm 1980, và chúng đã hoạt động tốt trong Chiến tranh Kargil 1998. Với xe bốn bánh, hệ thống truyền động thủy lực hỗ trợ nạp đạn và nòng nâng cấp, Dhanush có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau (kể cả tên lửa) ở khoảng cách lên tới 38 km.

 

Một nhà sản xuất Ấn Độ khác, Larsen & Toubro, đã có được giấy phép cho hai khẩu pháo đẳng cấp thế giới, đó là pháo xe kéo 155 mm TRAJAN hoặc TRF1 do Pháp sản xuất và pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc, được đổi tên thành Vajra. Hiện tại, Vajra là loại pháo tự hành chủ lực của quân đội Ấn Độ sau khi các đối tác Catapult địa phương là 2C1 Gvozdika của Liên Xô và Abbot của Anh bị loại khỏi biên chế. Tuy nhiên, thành công của Vajra không đến với TRAJAN.

Quân đội Ấn Độ cũng đang tìm kiếm một loại pháo trên khung gầm ô tô. Tập đoàn Kalyani đã cố gắng giải quyết thách thức bằng cách gắn pháo 155 mm trên khung gầm ô-tô. Nhìn chung, lĩnh vực công nghiệp-quân sự của Ấn Độ có thể sản xuất nối tiếp một số mẫu pháo kéo 155 mm (Dhanush, Sharang, ATAGS, Bharat-52, Bharat ULH, TRAJAN) và cùng một số lượng pháo tự hành loại này. Với cơ sở sản xuất hiện có và tiềm năng xuất khẩu, không thể bỏ qua vị thế của Ấn Độ - một “trung tâm pháo binh thế giới”, như một kết luận được đưa ra trên báo chí nước ngoài.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm