Quốc tế

Chiến đấu cơ Nga có thực sự rẻ hơn hàng phương Tây và Mỹ?

Chiến đấu cơ do Nga sản xuất thường có giá "mềm" hơn sản phẩm cùng loại của phương Tây khá nhiều, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho sản phẩm quốc phòng của họ, nhưng liệu khách hàng có thực sự được hưởng lợi.

Mỹ đem tên lửa mới ra dọa S-500 Nga / Mỹ độ chế F-15 quyết ăn thua với...Su-35?

Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên chúng ta hãy so sánh với đối tượng là máy bay chiến đấu hạng nặng.

Theo con số tham khảo được trang mạng Nation-creation đưa ra, hiện nay một chiếc tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet có giá bán là 98 triệu USD, còn F-15E Strike Eagle vào khoảng 110 - 130 triệu USD tùy thuộc cấu hình cụ thể.

Như vậy đơn giá F/A-18 và F-15 cao hơn nhiều các loại tiêm kích hạng nặng của Nga. Cụ thể, giá một chiếc Su-30MK là khoảng 60 - 70 triệu USD, trong khi đó Su-35S đòi hỏi khách hàng phải chi ra hơn 75 triệu USD để có thể sở hữu.

Mặc dù rẻ hơn đáng kể chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất, nhưng máy bay Nga lại tồn tại nhược lớn là vòng đời ngắn.

Cụ thể, trong khi tuổi thọ khung thân của F/A-18 cũng như F-15 lên tới 8.000 giờ bay và có thể đại tu kéo dài lên tới 10.000 giờ thì con số tương ứng ở Su-30MK chỉ là 3.000 giờ (nâng cấp tối đa được 4.000 giờ), còn Su-35S là 6.000 giờ bay.

Xét về chi phí khai thác, theo tạp chí Time, F-15C tốn 41.921 USD cho một giờ bay, con số này ở Su-30 ước tính vào khoảng 40.000 - 45.000 USD. Rõ ràng nhìn qua các chỉ số trên thì Su-30 đắt đỏ hơn hẳn F-15.

Sự chênh lệch này ở Su-35 có vẻ ít hơn, nhưng cần tính tới một yếu tố khác đó là động cơ AL-41F1S của nó có bộ phận chỉnh vector lực đẩy 3 chiều nhằm nâng cao sức cơ động.

Chi tiết này chỉ được 500 giờ là phải tháo ra đại tu, khiến cho tính kinh tế thua xa máy bay Mỹ, chưa kể trong thời gian kể trên nếu không có sẵn phụ tùng thay thế thì chiếc tiêm kích sẽ phải “nằm đất”, tức là mất hoàn toàn sức chiến đấu.

Hiện tại do Nga không còn tiêm kích hạng nhẹ đúng nghĩa, cho nên đối tượng so sánh sẽ tạm thời là các biến thể của MiG-29 Fulcrum với JAS-39 Gripen cũng như F-16.

Đơn giá của MiG-29SMT sản xuất mới hiện là 45 triệu USD, tuổi thọ 4.000 giờ bay; trong khi MiG-29M và MiG-35 có giá 55 - 60 triệu USD, thời gian khai thác 6.000 giờ bay (bộ phận chỉnh hướng phụt trên động cơ của MiG-35 cũng chỉ được 500 giờ trước khi đại tu).

Các chỉ số trên của dòng MiG-29 có khoảng cách nhất định khi nhìn vào con số 10.000 giờ bay của JAS-39C/D (70 triệu USD) cũng như 8.000 giờ bay của F-16C/D Block 50/52 Plus (78 triệu USD).

Bên phía đối thủ, một giờ hoạt động trên không của F-16 tốn 22.514 USD còn JAS-39 thì siêu rẻ, chỉ là 4.700 USD/giờ. Thông số này trên dòng MiG-29 vào khoảng 15.000 - 16.000 USD.

Với các thông tin tham khảo trên, việc mua chiến đấu cơ không chỉ đơn giản là căn cứ vào giá thành chào bán hay vũ khí đi kèm mà còn phải xem xét thật kỹ lưỡng đến vòng đời của máy bay, động cơ cũng như chi phí khai thác, bảo dưỡng để đi tới lựa chọn tối ưu.

Hiện có quan niệm cho rằng mua sắm tiêm kích phương Tây giống như đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chi phí ban đầu rất lớn nhưng tiền khai thác và vận hành lại rẻ, trong khi đó chiến đấu cơ Nga được so sánh như nhà máy nhiệt điện chạy than với đặc điểm ngược lại hoàn toàn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm