Chuyên gia Ấn Độ: PAK DA cận âm là hợp lý
'Súng bắn tỉa Nga xuyên thủng áo giáp tốt nhất' / Phát bắn kỷ lục của F-15C bằng 2/3 Su-35 Nga
Báo chí Ấn Độ đang thảo luận về việc phát triển tổ hợp hàng không tầm xa PAK DA đầy hứa hẹn ở Nga. Chúng ta đang nói về một máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược thế hệ mới, sẽ có khả năng tạo lập mạng tác chiến thông qua việc điều khiển cả một phi đội máy bay không người lái tấn công.
Chuyên gia quân sự Ấn Độ Priyesh Mishra nhận xét rằng Nga tuyên bố xác định sự xuất hiện trong tương lai của PAK DA đúng bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc trong quan hệ với Mỹ.
Dựa trên hình ảnh đã được công bố thì máy bay ném bom chiến lược của Nga sẽ có tốc độ cận âm. Đồng thời nhà quan sát Ấn Độ cũng đưa ra lập luận ủng hộ thực tế việc chế tạo phiên bản siêu thanh của PAK DA là vô nghĩa.
Đồ họa máy bay ném bom chiến lược tương lai PAK DA (Poslanhik) của Nga |
Theo ông Mishra, lý do chính khiến Nga hướng tới việc tạo ra một oanh tạc cơ mang tên lửa hành trình đầy hứa hẹn với tốc độ cận âm nằm đó là nó dự kiến sẽ được tích hợp tên lửa siêu thanh tầm xa.
Vị chuyên gia lưu ý: "Thực tế trên là đủ để máy bay không bị radar của đối phương phát hiện, nó sẽ tiếp cận phạm vi phóng để sau đó sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh, bắn trúng mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt biển rồi rút lui an toàn".
Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ radar cảnh giới cũng như tên lửa đánh chặn hiện đại thì rõ ràng năng lực tàng hình tỏ ra hữu ích với một chiếc máy bay ném bom hơn nhiều so với tốc độ siêu thanh, và Nga đã chọn được hướng đi đúng.
Ông Priyesh Mishra nói rõ: "Máy bay ném bom PAK DA sẽ có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả tên lửa siêu thanh với đầu đạn hạt nhân. Các nhà thiết kế Nga đã nghiên cứu khả năng của radar Mỹ, dựa trên sự đúc rút kinh nghiệm, họ đã tạo ra phương tiện tác chiến tối ưu hóa cho việc vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương".
Chuyên gia Ấn Độ lưu ý thêm rằng PAK DA "sẽ điều khiển toàn bộ phi đội máy bay không người lái tấn công xung kích và trinh sát, bao gồm cả ra lệnh cho chúng vượt qua lá chắn phòng không đối phương".
"Trong trường hợp có tới hàng trăm máy bay không người lái tham chiến thì chắc chắn chẳng một hệ thống phòng không nào có thể đối phó được, yếu tố này hữu ích hơn hẳn tốc độ siêu thanh, ông Mishra nhấn mạnh.
Tất nhiên nói về viễn cảnh 100 chiếc UAV phối hợp tác chiến cùng PAK DA vào lúc này vẫn là quá sớm, nhưng giả thuyết trên hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, và thực tế này đang khiến nhiều quốc gia NATO phải cảm thấy "giật mình".
End of content
Không có tin nào tiếp theo