Quốc tế

Chuyên gia: ‘Hệ thống tên lửa Nudol và S-500 tước đi cơ hội thống trị không gian của Mỹ’

Mặc dù Mỹ từng được cho là nắm giữ ưu thế tuyệt đối về quân sự trong không gian vũ trụ, nhưng nhận định này có thể đang trở nên thiếu chính xác khi Nga và Trung Quốc đang có những bước tiến dài.

Su-35 và Su-27 của Nga đánh chặn tiêm kích F-35 lần thứ ba trong tháng? / Mỹ đưa kho Tomahawk đến Biển Đen khi Nga tập trận

"Nga cùng với Trung Quốc đang phát triển vũ khí vũ trụ, bao gồm tia laser và vệ tinh chiến đấu để chống lại Mỹ trong không gian", Tướng John Raymond, Tham mưu trưởng Lực lượng Không gian Mỹ đã thông báo điều này tại Thượng viện.

"Trong 30 năm qua, Washington đã nắm giữ ưu thế tuyệt đối trên không gian, nhưng mối đe dọa ngày càng tăng từ Moskva và Bắc Kinh có thể cản trở các kế hoạch của Mỹ", ông Raymond tuyên bố và kêu gọi tài trợ để đi trước Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Trong lúc đó, tại một cuộc phỏng vấn tới tạp chí PolitExpert, Cựu chỉ huy đơn vị tên lửa phòng không trực thuộc Lực lượng đặc nhiệm Không quân Nga, Đại tá Sergei Khatylev đã đưa ra một số nhận định đáng chú ý.

Theo ông Khatylev, kể từ năm 2002, người Mỹ đã thử nghiệm tàu vũ trụ X-37B, phương tiện này đã ở trong không gian hơn 2 năm, không rõ nó đã thực hiện những nhiệm vụ gì và mang theo vũ khí gì trên khoang.

Đại tá Khatylev cho biết: “Tình báo Nga nhận định X-37B có khả năng tiêu diệt các vệ tinh, trạm không gian và cả tên lửa đạn đạo trên quỹ đạo".

"Tuy nhiên Nga và Trung Quốc có nhiều thành công hơn trong lĩnh vực này và đủ khả năng cung cấp mức độ bảo vệ đáng tin cậy trước tên lửa Mỹ", người đối thoại của tạp chí PolitExpert tin tưởng.

 

"Công việc chế tạo vũ khí có khả năng phá hủy vật thể trên quỹ đạo không ngừng phát triển kể từ thời Liên Xô. Ngay cả khi đó, vũ khí trong nước vẫn tạo ra mức độ bảo vệ tin cậy".

Chuyên gia Khatylev còn cho biết, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu để tạo ra những vũ khí có khả năng đánh trúng các vật thể không gian vũ trụ.

"Moskva và Bắc Kinh nhắc nhở Washington rằng họ không còn thống trị không gian nữa. Vị trí thứ nhất là do Nga chiếm giữ khi có hai hệ thống chống tên lửa đủ khả năng đối phó các mục tiêu trong không gian gần ở độ cao 200 km, trong tương lai lên đến 400 km”, ông Khatylev nhấn mạnh.

 

Vào tháng 5/2021, Nga đã tổ chức các cuộc thử nghiệm cuối cùng đối với hệ thống chống tên lửa A-235 Nudol, tổ hợp này được Moskva tự tin khẳng định "chưa có đối thủ tương tự trên thế giới".

"Tổ hợp phòng không cơ động trên có thể tiêu diệt tất cả các tên lửa siêu thanh. Nó có thể được triển khai không chỉ gần Moskva, mà còn ở khu vực biên giới để bảo vệ cơ sở quân sự", chuyên gia Khatylev nhấn mạnh.

"Hiện ở Nga, chúng ta còn đang phát triển các vệ tinh chiến đấu hoành tráng được trang bị đầu đạn hạt nhân, dự kiến có thể tiêu diệt mọi loại vật thể không gian và đồng thời sẽ không bị giới hạn về tầm bắn", ông Khatylev cho biết.

 

"Ngoài ra thứ vũ khí đặc biệt này có thể ở trên quỹ đạo trong một thời gian dài và nếu cần thiết sẽ tiến hành một cuộc tấn công hủy diệt", vị chuyên gia lưu ý.

Trước đó ông James Stavridis - Đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và là cựu chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu cho rằng không gian đang ngày càng được trang bị vũ khí nhiều hơn và Mỹ có nguy cơ tụt hậu so với hai đối thủ cạnh tranh chính - Nga và Trung Quốc.

Theo Đô đốc Stavridis, trước thực tế trên, Washington cần hiểu rõ cách tiếp cận chiến lược của các đối thủ, những người hiện là các đối thủ ngang tầm, ít nhất là trên không gian.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm