Tàu Nga diệt 8 đạn hành trình không cần phóng tên lửa
Siêu vũ khí giúp Nga duy trì vị thế trên trường quốc tế / Chuyên gia Israel: Vũ khí siêu thanh Nga "xuyên thủng" lá chắn tên lửa Mỹ
Cuộc diễn tập được thực hiện tại Biển Barents theo kịch bản hạm đội Nga chống lại cuộc tấn công từ chiến hạm của kẻ thù nhằm vào tàu và những mục tiêu quan trọng của Nga tại Bắc Cực.
"Khi xâm nhập vào lãnh hải Nga, chiến hạm kẻ thù bất ngờ phóng tên lửa loạt tên lửa tấn công nhằm vào tàu chiến và mục tiêu trên mặt đất. Tuy nhiên cuộc tấn công đã bị chiến hạm Nga dùng pháo AK-130 và AK-630 đánh chặn toàn bộ ở khoảng cách an toàn", tuyên bố của Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết.
Pháo AK-630 Nga bắn đạn thật. |
Cuộc diễn tập đã chứng minh thực tế, ngay cả khi tàu chiến Nga không cần kích hoạt hệ thống tên lửa đánh chặn trên hạm vẫn đủ năng lực đối phó với những tên lửa hành trình tối tân nhất. Điều làm nên sự đặc biệt là màn đánh chặn không phải từ khu trục hạm hay tàu chiến cỡ lớn mà chỉ là khinh hạm.
"Đây là một trong những nội dung diễn tập bắn đạn thật phức tạp nhất đối với biên đội tác chiến mặt nước, đặc biệt khi chỉ dùng pháo hạm chống lại cuộc tấn công từ tên lửa hành trình đang bay về phía chiến hạm diễn tập. Nếu không đánh chặn thành công, thiệt hại với biên đội tàu chiến là khó tránh dù những mục tiêu giả định không mang theo phần chiến đấu.
Dù đánh chặn thành công một số tên lửa chống hạm nhưng mục đích chính của cuộc diễn tập lần là giúp hạm đội Nga tăng cường khả năng phản ứng trước mọi tình huống có thể xảy ra để bảo vệ lợi ích của Nga tại Bắc Cực một cách tốt hơn", Hạm đội Nga cho biết thêm.
Nói về việc Nga tăng cường khả năng tác chiến cho lực lượng tại Bắc Cực, chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko cho rằng: "Bắc Cực có đầy đủ các cơ hội...
Nhưng các bạn không thể đi đến đó chỉ với hai bàn tay trắng, bạn cần phải được trang bị các công nghệ hiện đại, như tàu, thuyền, các hệ thống thông tin liên lạc và nhiều thiết bị khác, vũ khí để tự vệ...".
Đây chính là lý do cùng với các cuộc diễn tập, Nga cũng đã đưa đến đây những hệ thống vũ khí tối tân nhất của mình. Những động thái của Nga tại Bắc Cực diễn ra trong bối cảnh chính phủ các nước Bắc Âu đang tìm cách cân bằng giữa sự răn đe và hợp tác với Moscow.
Tuy nhiên, nỗ lực song hành này có thể bị dập tắt bởi những tham vọng địa chính trị mới do biến đổi khí hậu gây ra. Vài thập niên trở lại đây, hiện tượng ấm lên trên toàn cầu đã tạo điều kiện cho quá trình tiếp cận và khám phá vùng Bắc Cực trở nên dễ dàng hơn.
Băng tan nhanh đã mở ra những mặt trận cạnh tranh mới tại khu vực giàu tài nguyên này và thu hút cả những nước xa xôi như Trung Quốc. Điều đó có thể gây ra những vấn đề về an ninh đối với NATO. Giới phân tích cho rằng, trong trường hợp xuất hiện mối đe dọa về an ninh, NATO cần một chiến lược để quản lý xung đột.
Anna Wieslander, giám đốc chương trình Bắc Âu của Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại Stockholm, cho biết: "Có quá nhiều yếu tố tạo ra những tình huống phức tạp về an ninh tại Bắc Cực.
Việc ngay lập tức tăng cường hoạt động giám sát, triển khai thêm nhiều binh sỹ hay xây dựng thêm các căn cứ quân sự không phải là lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, các bên cần phải đạt được hiểu biết chung về cách giải quyết vấn đề đó và tìm ra hướng đi thích hợp".
Na Uy – một thành viên của NATO, có chung đường biên giới với Nga, từ lâu đã phải cân bằng giữa 2 phép tính: đề cao cảnh giác trước các hoạt động quân sự của Nga ở Bán đảo Kola – nơi Hạm đội phương Bắc đồn trú và tìm kiếm một mối quan hệ tốt với nước láng giềng trong lĩnh vực quản lý nghề cá và hợp tác bảo vệ bờ biển.
Bộ chỉ huy quân sự Na Uy và trụ sở Hạm đội phương Bắc của Nga gần Murmansk vẫn duy trì một đường dây nóng ngay cả khi Oslo cắt đứt quan hệ quốc phòng với Moscow sau sự kiện sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014. Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bakke-Jensen cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành đối thoại cởi mở với Nga", với ý tưởng là nâng cấp các kênh hợp tác thành công vẫn đang được duy trì, chẳng hạn như dịch vụ tìm kiếm cứu nạn chung.
Tuy vậy, giới chức Na Uy ngày càng tỏ ra lo ngại trước tên lửa tầm xa, vũ khí dưới nước mới và các cuộc tập trận hải quân của Nga ở gần bờ biển của các đồng minh NATO.
Họ cho rằng, Moscow đang quay trở lại phiên bản "chiến lược pháo đài" – một kiểu chiến lược chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (A2/AD)) có từ thời chiến tranh Lạnh nhằm tạo ra vùng biển an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô để thực hiện một cuộc phản công hạt nhân trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra.
"Chúng tôi không thể né tránh thực tế là tình hình an ninh tại Bắc Cực đang ngày càng trở nên thách thức hơn. Chúng tôi không coi Nga là mối đe dọa trực tiếp với Na Uy, nhưng chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều tín hiệu nguy hiểm đối với NATO và Na Uy, với tư cách là một thành viên của NATO, cũng đối mặt với tình huống này", Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Ine Eriksen Soreide nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo