Chuyên gia Mỹ giải thích vì sao "không nên mong đợi sự xuất hiện của Su-57"
Chuyên gia phân tích Caleb Carson trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest của Mỹ đã nhận xét rằng trong tương lai gần, “không nên mong đợi sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình Su-57".
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Mỹ đối diện nguy cơ 'trễ hẹn' / Chuyên gia Israel: Iran không "dễ nuốt trôi" Iraq, Mỹ đang lên kế hoạch tấn công "phủ đầu"?
Theo chuyên gia Caleb Carson, có một mối quan hệ trực tiếp giữa việc biên chế tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S trong lực lượng hàng không vũ trụ Nga và sự phát triển của chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57.
Ông Carson lập luận rằng triển vọng thực sự dành cho Su-57 chỉ có thể đến vào thời điểm Su-35S đã được sản xuất với số lượng đủ lớn theo yêu cầu của không quân Nga.
"Cho đến lúc đó bạn không nên mong đợi gì từ Su-57, không phải thứ gì đó đặc biệt mà thậm chí chỉ là sự xuất hiện của nó trên bầu trời", ông Carson nói rõ.
Nhận định trên trái ngược hoàn toàn với triển vọng vô cùng tương sáng được Nga đưa ra trước đó.
Ví dụ tiêu biểu như Su-57 sẽ được xuất khẩu với số lượng lớn để áp đảo F-35 của Mỹ trên thị trường vũ khí toàn cầu nhờ ưu thế vượt trội về giá và tính năng.
Thực tế hiện nay F-35 đã trải qua thực chiến trong biên chế không quân Israel và không lực cũng như thủy quân lục chiến Mỹ, nó đã nhận được phản hồi rất tích cực trong khi tính năng của Su-57 vẫn chỉ là trên giấy.
Ngoài ra giá thành của phiên bản F-35A hiện đã hạ xuống dưới 80 triệu USD, trong khi con số này ở Su-57 được ước tính lên tới 110 triệu USD, khiến nó gặp thất thế lớn.
Ngoài ra cần phải lưu ý rằng vào mùa hè năm 2018, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã gọi tiêm kích đa năng Su-35S là một trong những máy bay quân sự tốt nhất thế giới.
Chính bởi lý do này, vị quan chức Nga phụ trách lĩnh vực quốc phòng thấy không có lý do gì để vội vã nâng cấp sức mạnh chiến đấu của không quân Nga bằng tiêm kích tàng hình Su-57.
Bộ Quốc phòng Nga từng lên kế hoạch rằng đến năm 2028, dự tính sẽ có 76 chiếc Su-57 được bàn giao cho không quân nước này theo chương trình mua sắm vũ khí cấp quốc gia.
Hiện tại có 13 nguyên mẫu Sukhoi T-50 của tiêm kích tàng hình Su-57 đã được chế tạo, 10 trong số chúng được sử dụng cho các bài kiểm tra bay và 3 phục vụ cho việc thử nghiệm mặt đất.
Vào tháng 12/2019, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 thuộc lô sản xuất hàng loạt đầu tiên, dự kiến sẽ được bàn giao cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga vài ngày sau đó đã bị rơi trong một chuyến bay thử nghiệm.
Hiện tại công việc chế tạo hàng loạt tiêm kích Su-57 vẫn chưa được thông báo đã diễn ra bình thường trở lại, nhất là sau sự sáp nhập của hai tập đoàn chế tạo máy bay quân sự lớn nhất của Nga là MiG-và Sukhoi.
Tạp chí National Interest và truyền thông phương Tây nói chung đều tin chắc rằng dây chuyền lắp ráp Su-57 chỉ có thể vận hành đầy đủ nếu Nga tìm được "đối tác sản xuất và nhà đầu tư ở nước ngoài".
Nhưng hiện nay đây rõ ràng vẫn chỉ là điều viễn tưởng khi tiêm kích Su-57 chưa hoàn thiện tính năng và chứng minh được rằng nó đủ tin cậy so với F-35 của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo