Quốc tế

Chuyên gia Nga nói rõ ưu điểm tiêm kích tàng hình nhẹ

“Máy bay chiến đấu một động cơ rẻ hơn so với tiêm kích hai động cơ. Đồng thời nó có khả năng hoàn thành một loạt các nhiệm vụ”.

Nga từ lâu đã sẵn sàng đáp trả vũ khí không gian bí mật của Mỹ / Súng bắn tỉa đa năng Chukavin: Vũ khí tương lai cho xạ thủ Nga

Nhận định trên được chuyên gia hàng không Oleg Panteleev phát biển trên tờ VZGLYAD, khi được yêu cầu bình luận về việc Tập đoàn Sukhoi bắt đầu chế tạo máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ thứ 5 dựa trên Su -57.

“Ngay từ thời Liên Xô, khái niệm này đã được hình thành khi các lực lượng vũ trang của nước ta sử dụng đồng thời các loại máy bay chiến đấu tiền tuyến gồm cả hạng nặng và hạng nhẹ".

"Nếu ở thế hệ thứ tư, MiG-29 đóng vai trò tiêm kích hạng nhẹ hai động cơ và hạng nặng tương ứng là Su-27, thì ở thế hệ thứ năm, chúng ta đã có chiếc Su-57 hai động cơ tương đối đắt tiền".

"Cho đến gần đây chúng tôi không có một chiếc máy bay nào thuộc loại trọng lượng nhẹ khác”, người đứng đầu bộ phận phân tích của cơ quan AviaPort - chuyên gia Oleg Panteleev cho biết.

Đồng thời các máy bay chiến đấu hạng nhẹ và hạng nặng được thiết kế để giải quyết những vấn đề khác nhau. “Tiêm kích nặng cần thiết để bao quát các khu vực rộng lớn, tức là chúng phải bay được một quãng đường đủ dài trước khi hoàn thành nhiệm vụ”, chuyên gia giải thích.

“Đối với tiêm kích hạng nhẹ, loại máy bay với dự trữ nhiên liệu và có phạm vi chiến đấu nhỏ hơn, nhiệm vụ khác đã được xác định. Nói một cách hình tượng, nó sẽ chiến đấu trên một đối tượng được bảo vệ và giải quyết một loạt nhiệm vụ tương đương về tính linh hoạt, bao gồm cả không chiến và tấn công chống lại mục tiêu mặt đất và mặt nước, nhưng ở khoảng cách ngắn hơn từ căn cứ của nó”, ông Panteleev nói thêm.

Chuyen gia Nga noi ro uu diem tiem kich tang hinh nhe
Đồ họa ý tưởng tiêm kích hạng nhẹ một động cơ thế hệ mới của Nga

Chuyên gia này coi ý tưởng chế tạo máy bay chiến đấu một động cơ là đúng đắn. Ông nói: “Theo lẽ thường, máy bay một động cơ sẽ luôn rẻ hơn loại hai động cơ nếu chúng ta xem xét hiệu suất tương đương".

“Tuy vậy trong trường hợp hỏng một động cơ, máy bay có khả năng bị rơi, trong khi máy bay hai động cơ có thể tiếp tục bay nhờ động cơ còn lại".

"Nhưng với tiến bộ đạt được trong việc cải tiến động cơ và tăng độ tin cậy của chúng, tình huống hỏng động cơ dẫn đến mất máy bay là khá hiếm. Thứ hai, công tác cứu hộ đã phát triển tốt, đủ để đảm bảo việc giải cứu phi công”, ông Panteleev cho biết.

Vị chuyên gia cũng chỉ ra ở giai đoạn thử nghiệm, động cơ Al-31FN series 3 và 4 có thể được sử dụng. Ngoài ra trong quá trình chế tạo máy bay, việc bay kiểm tra có thể được thực hiện trên các động cơ có sẵn nhằm kiểm tra hoạt động của các hệ thống không phụ thuộc vào thiết bị động lực.Tất nhiên nó không phù hợp với toàn bộ các đặc tính của động cơ vốn là mục tiêu của máy bay.

“Chúng tôi cũng biết rằng AL-31 và các sửa đổi của nó là động cơ được sản xuất hàng loạt và vận hành thuần thục, có độ tin cậy cao do quá trình hiện đại hóa được thực hiện. Do vậy ở giai đoạn thử nghiệm, việc sử dụng nó tỏ ra khá hợp lý”, ông Panteleev nói rõ.

 

Đồng thời vị chuyên gia lưu ý rằng việc chế tạo động cơ có thể được sử dụng trong phiên bản hạng nhẹ của máy bay thế hệ thứ năm đã diễn ra ở Nga từ lâu.

“Chúng tôi nhớ rằng động cơ mới cho Su-57 đã được sử dụng và nguyên mẫu T-50 của tiêm kích Su-57 thậm chí đã bay với động cơ này. Vì vậy chắc chắn sẽ không có sự chậm trễ trong việc tạo ra một động cơ mới”, ông Panteleev nói.

Đối với những khó khăn cần giải quyết khi chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm, chuyên gia lưu ý một số lượng lớn các yêu cầu đối với nó.

Thường thì những yêu cầu này mâu thuẫn nhau - “nhỏ gọn, diện tích phản xạ thấp và tải trọng cao, thời gian bay dài và nếu có thể, hãy bay hành trình siêu âm; việc triển khai vũ khí được che giấu và gia tăng phạm vi của các loại vũ khí mang theo, bao gồm cả tên lửa tầm xa kích thước tương đối lớn".

“Vì vậy khó khăn chính là làm sao để đạt được sự kết hợp tối ưu giữa các yêu cầu, đồng thời phải cạnh tranh về giá để máy bay không tạo gánh nặng cho ngân sách Nga và hấp dẫn đối với việc xuất khẩu”, ông Panteleev kết luận.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm