Quốc tế

Chuyên gia Nga: Tàu sân bay Hải quân Mỹ đã mất sức chiến đấu trong 3 thập kỷ

Tàu sân bay Mỹ không mạnh như những gì mọi người vẫn tưởng, đây là ý kiến được một chuyên gia quân sự Nga đưa ra.

Tên lửa KN-23 'bản sao Iskander-M' có thể bắn xa tới 900 km / Cường kích Su-22 của Iran nhận loạt vũ khí cực mạnh sau nâng cấp

"Nhiều người biết rằng nền tảng hạm đội mặt nước Hải quân Mỹ - lực lượng tấn công chính của nước này là các nhóm tác chiến do tàu sân bay hạt nhân chỉ huy (AUG)".

"Tuy nhiên ít người biết rằng phi đội máy bay hiện đại của các tàu sân bay Mỹ kém hơn về sức tấn công, thậm chí so với hàng không mẫu hạm lớp Midway cũ vào năm 1990, khi mang những phi cơ được thiết kế từ thập niên 1940 và phục vụ gần 50 năm".

Nhận định này đã được đưa ra bởi chuyên gia quân sự kiêm phóng viên nổi tiếng người Nga - ông Ilya Kramnik, trên kênh Telegram của mình.

Tình huống được giải thích khá đơn giản: Vào năm 1997, Hải quân Mỹ đã cho ngừng hoạt động máy bay tấn công trên hạm, hoạt động trong mọi thời tiết Grumman A-6 Intruder, được chế tạo vào cuối những năm 1950 và đầu thập niên 1960.

 

"5 phi đội chiến đấu mà tàu sân bay Midway triển khai bao gồm 2 phi đội A-6 Intruder. Nói một cách đơn giản, những chiếc A-6 sẽ mang theo 4,6 tấn bom đi làm nhiệm vụ cách tàu sân bay 750 km, trong khi Super Hornet chỉ mang theo có 2 quả".

"Ở cự ly 1500 km, Intruder sẽ mang theo 1 tấn bom, trong khi Super Hornet chỉ mang theo 2 tên lửa không đối không tầm ngắn để vượt qua khoảng cách trên, chỉ vậy thôi".

"Nếu được tiếp nhiên liệu, Intruder có thể di chuyển 2.000 km với 1 tấn vũ khí; Super Hornet sẽ cần ít nhất 2 lần tiếp nhiên liệu cho việc này và lên tới 3 lần để đảm bảo độ tin cậy", ông Ilya Kramnik nói rõ.

 

Hơn nữa, tiếp nhiên liệu là một vấn đề hoàn toàn riêng biệt. Ở tàu sân bay Midway "cổ xưa", có trên 8 chiếc KA-6D, có thể độc lập thực hiện 2 đợt tiếp nhiên liệu cho 8 chiếc A-6E và một cặp máy bay tác chiến điện tử EA- 6 Prowler.

Điều này là không thể đối với các tàu sân bay như Nimitz hay Ford nếu thiếu sự tham gia của các máy bay tiếp dầu trên không KC-10 hay KC-135 để tiếp nhiên liệu theo nhiều giai đoạn.

Đây chính là cách người Mỹ đảm bảo hoạt động của máy bay trên tàu sân bay của họ ở Afghanistan. Hơn nữa, tiến bộ công nghệ không thể bù đắp cho tất cả những điều này.

 

"Nếu Intruder tồn tại cho đến ngày nay trong các biến thể A-6F hoặc A-6G, thì chúng cũng sẽ có toàn bộ kho vũ khí bao gồm cả JDAM và JASSM, vẫn đủ sức mang theo số lượng lớn hơn trên khoảng cách xa hơn", vị chuyên gia nói rõ.

Ông Kramnik lưu ý rằng Grumman A-6 Intruder phù hợp hơn với vai trò máy bay tấn công chuyên dụng so với Boeing F/A-18E/F Super Hornet.

Những chiếc Intruder mặc dù được tối ưu hóa cho hoạt động ở tốc độ cận âm và không được thiết kế để chiến đấu trên không, nhưng lại mang theo nhiều nhiên liệu hơn và tiêu thụ ít hơn, điều này mang lại cho nó ưu thế về phạm vi bay và tải trọng.

 

"Và nếu Nimitz được so sánh không phải với Midway mà với chính nó vào năm 1990, thì những điều thú vị sẽ được tiết lộ về khả năng phòng không tầm xa"

"Cự ly tác chiến và số lượng vũ khí đánh chặn mà chiếc F-14 Tomcat đã ngừng hoạt động có thể mang theo vượt trội hoàn toàn so với F/A-18E/F Super Hornet và F-35C Lightning II".

"Về mặt tác chiến chống tàu ngầm - sau sự ra đi của chiếc S-3 Viking, các tàu sân bay Mỹ đã mất khả năng độc lập sử dụng vũ khí chống ngầm tầm xa để phòng thủ".

 

"Để thay thế S-3 Viking, Hải quân Mỹ có thể gọi P-8A Poseidon từ bờ biển, nhưng nó không thuộc lực lượng tác chiến trên tàu sân bay, và nói chung còn các nhiệm vụ khác ngoài việc hỗ trợ AUG", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông Kramnik kết luận rằng tất cả những điều trên sẽ không đáng sợ đối với Hải quân Mỹ, nếu các tàu sân bay của nước này tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ như hỗ trợ quân đội tại Afghanistan, nhưng sẽ rất khác khi phải đối đầu đối thủ mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm