Tàu ngầm hạt nhân Borei bội phần nguy hiểm khi nhận vai trò 'kho tên lửa hành trình'
Tên lửa tầm xa cực mạnh xóa bỏ điểm yếu lớn của tàu ngầm hạt nhân Antey / Nga vội nâng tầm bắn tên lửa không đối đất lên 300km khi bị phòng không phương Tây áp sát
Hải quân Nga dự kiến sẽ được bổ sung phương tiện tác chiến mới, khi những tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo chiến lược lớp Borei sẽ được hoán cải thành phương tiện mang tên lửa hành trình.
Tạp chí National Interest (NI) nhận xét, sự kết hợp giữa sức mạnh tấn công và khả năng tàng hình sẽ khiến lớp Borei khả năng trở thành lớp tàu ngầm hạt nhân nguy hiểm nhất của Hải quân Nga.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc lớp Borei được đưa vào biên chế Hải quân Nga trong năm 2013. Những chiến hạm loại này được đặc trưng bởi hệ thống thủy động lực học cực tốt (đặc biệt là phiên bản Borei-M, bắt đầu từ chiếc thứ tư trong loạt).
Chi tiết đáng chú ý nữa ở tàu ngầm Borei là nó được trang bị động cơ đẩy phản lực nước thay vì chân vịt truyền thống, tác dụng làm giảm độ ồn và cải thiện khả năng cơ động của tàu khi hoạt động ở vùng nước nông.
Vũ khí chính của Borei là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Bulava - đây chính là "vũ khí trả đũa" của Nga, sẽ được sử dụng trong trường hợp nổ ra Thế chiến thứ ba.
Tuy nhiên, đặc tính của tàu ngầm Borei tốt đến mức sẽ là sai lầm nếu chờ đợi một vụ xung đột hạt nhân mới đưa chúng vào hoạt động. Do vậy phiên bản tấn công Borei-K mang tên lửa hành trình đã ra đời dành cho các cuộc xung đột vũ trang thông thường.
Tàu ngầm chiến lược lớp Borei có chiều dài 170 m, lượng giãn nước đầy tải 24.000 tấn, được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650V và turbine hơi nước cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn.
Chiếc Borei nguyên bản được thiết kế để triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ dưới nước tiên tiến nhất của Nga đó là RSM-56 Bulava tầm bắn 8.300 km với cơ số 16 quả.
Hiện tại hải quân Nga có 3 tàu ngầm lớp Borei, đó là chiếc Yuri Dolgorukiy (Hạm đội phương Bắc), Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh (Hạm đội Thái Bình Dương).
Bên cạnh đó, 3 tàu ngầm thuộc lớp Borei-A nâng cấp hiện đang trải qua các bài kiểm tra, thử nghiệm trên biển. Ngoài ra còn 4 chiếc Borei-A nữa đang được chế tạo.
Hải quân Nga hiện đang vận hành hai lớp tàu ngầm tên lửa hành trình đó là dự án 949A Antey và dự án 885 Yasen (bao gồm cả phiên bản hiện đại hóa dự án 885M Yasen-M).
Tổng cộng 6 tàu ngầm lớp Antey và 1 tàu ngầm lớp Yasen hiện đang phục vụ trong Hải quân Nga. Một chiếc Yasen-M đang trải qua thử nghiệm trên biển, 5 chiếc nữa đang được chế tạo.
Đối với tàu ngầm Borei-K, hiện chưa biết nó sẽ mang theo loại tên lửa hành trình nào, có thể là dòng Kalibr hoặc là phiên bản tăng tầm Kalibr-M mà Nga đang nghiên cứu phát triển.
Sở hữu tàu ngầm cỡ lớn mang tên lửa hành trình tầm xa sẽ giúp cho hải quân Nga trở nên linh hoạt và đáng sợ hơn nhiều trong các nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt cơ sở hạ tầng của địch nằm sâu trong đất liền.
Ý tưởng chế tạo tàu ngầm Borei-K của Nga được nhận định là học tập từ sự thành công của Mỹ đối với dự án hoán cải một số tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio thành tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình.
Phương tiện này theo đánh giá mới thực sự hữu ích trong các cuộc xung đột hiện tại, bởi tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo liên lục địa gần như chỉ có một chức năng duy nhất là răn đe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo