Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ‘phượng hoàng lửa’ Rafale Pháp
Chuyên gia Mỹ chê tiêm kích Su-57 "tồi tệ nhất hành tinh" / Hệ thống tác chiến điện tử chiến lược Nga vô hiệu hóa tiêm kích tàng hình NATO?
Vốn bị nghi ngờ trên thị trường xuất khẩu vì giá quá đắt, tuy nhiên thời gian gần đây tiêm kích đa năng Rafale của Pháp đã "có cú lội ngược dòng" khi được nhiều quốc gia ưa chuộng.
Nhiều quốc gia gạt đi Su-35 của Nga và ngay cả F-35 của Mỹ để lựa chọn tiêm kích Rafale của Pháp.
Thậm chí ngay cả Croatia cũng bỏ ra khoảng 100 triệu USD để mua những chiếc tiêm kích Rafale đã qua sử dụng của Pháp.
Hiện mức giá của tiêm kích Rafale mới của Pháp dao động từ 220 tới 270 triệu USD/chiếc. Mức giá này khá cao khi so sánh với các dòng tiêm kích của Nga và thậm chí ngay cả F-35 của Mỹ.
Su-35 và F-35 có giá dao động khoảng 110 triệu USD/chiếc, thậm chí mua số lượng lớn giá sẽ về dưới 100 triệu USD. Như vậy một chiếc Rafale cao khoảng 2,5 lần so với chiến đấu cơ này.
Cụ thể cách đây 6 năm Qatar đã mua 24 chiếc Rafale với quyền chọn mua thêm 12 chiếc với giá 7 tỷ USD. Hợp đồng bao gồm việc cung cấp tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa Meteor cũng như đào tạo 36 phi công và 100 kỹ thuật viên và một số sĩ quan tình báo Qatar; giá vào khoảng 270 triệu USD/chiếc.
Cuối năm 2017, Qatar tiếp tục đặt thêm 12 Rafale và thêm một tùy chọn bổ sung cho 36 máy bay khác.
Ai Cập cũng mua 24 chiếc Rafale cùng trang bị vũ khí kèm theo huấn luyện vào năm 2015 cũng có giá đến 5,2 tỷ euro, nếu tính giá mỗi máy bay là 216 triệu euro/chiếc, tương đương 268 triệu USD/chiếc.
Năm 2016, Ấn Độ đã mua 36 chiếc Rafale với giá gần 8 tỷ USD, bao gồm tùy chọn thêm 18 chiếc. Cho đến nay, Không quân Ấn Độ (IAF) đã được trang bị 15 chiếc Rafale với vũ khí đi kèm, giá khoảng 220 triệu USD/chiếc; các máy bay phản lực còn lại, dự kiến sẽ được chuyển giao và đưa vào vận hành vào cuối năm 2022.
Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic cũng vừa tuyên bố nước này sẽ mua 12 chiến đấu cơ Rafale mười năm tuổi của Pháp với tổng trị trị giá 999 triệu euro, tương đương 1,2 tỷ USD. Như vậy giá thành của một chiếc chiến đấu cơ Rafale 10 năm tuổi lên tới khoảng 100 triệu USD/chiếc.
Do đâu mà một dòng chiến đấu cơ từng được coi là không có "điểm sáng" trên thị trường xuất khẩu vì quá đắt lại trở thành mặt hàng ưa chuộng đến vậy. Có lẽ bắt đầu từ việc dòng chiến đấu cơ này thể hiện xuất sắc trong chiến dịch Bình minh Odyssey, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya vào tháng 3/2011.
Như vậy chiến đấu cơ Rafale đã ngay lập tức được tung vào chiến trường thử lửa chỉ sau 4 năm chúng vào biên chế. Chương trình chiến đấu cơ Rafale được bắt đầu vào năm 1981, chuyến bay đầu vào năm 1986 chính thức đi vào trang bị năm 2000, tuy nhiên mãi tới năm 2007 Rafale mới đạt được tình trạng hoạt động chiến đấu đầy đủ nhất.
Có lẽ do thời gian phát triển quá dài đã giúp Pháp chế tạo được một dòng chiến đấu cơ có hiệu năng chiến đấu đáng nể.
Công bằng mà nói, Rafale đang là một trong những dòng tiêm kích thế hệ 4++ mạnh nhất của phương Tây. Năng lực tác chiến của Rafale được đánh giá là tương đương, thậm chí nhỉnh hơn cả Su-35 ở một số thông số như tải trọng vũ khí và thiết bị điện tử.
Được coi là nét tinh hoa của người Pháp, Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, hai động cơ rất linh hoạt và hiệu quả.
Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Buồng lái kiểu "nhà kính" hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.
Rafale trang bị radar điện tử hiện đại ASEA RBE2 AA giúp phát hiện các mục tiêu đường không từ khoảng cách trên 270 km. Có thể phát hiện khoảng 10 mục tiêu và dẫn bắn cho 4 mục tiêu đồng thời cùng lúc.
Một trong những điểm độc đáo tạo nên sức mạnh cho Rafale là hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp có tên SPECTRA. Hệ thống này được trang bị các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa.
Hệ thống này giúp phi công nhận thức được tình huống và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu. Ngoài ra dù không được ứng dụng công nghệ tàng hình do chi phí quá cao, Rafale vẫn có diện tích phản xạ radar (RCS) thấp, khiến nó rất khó bị đối phương phát hiện.
Rafale được trang bị 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 70 kN có đốt sau Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại. Giới phân tích cho rằng tuổi thọ khung thân lẫn động cơ của Rafale hơn hẳn so với Su-30/35.
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại. Tốc độ tối đa của máy bay là 1.912 km/h ở cao độ lớn, 1.390 km/h ở độ cao mực nước biển.
Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí dưới cánh với phiên bản B/C, 13 điểm treo với phiên bản hải quân. Tổng tải trọng vũ khí mang theo lên đến 9,5 tấn, cao hơn mức 8 tấn trên Su-30/35/57. Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp, cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ.
Rafale lại thể hiện xuất sắc nhiệm vụ khi tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất khi Pháp cùng liên quân tấn công phiến quân khủng bố IS và các nhóm phiến quân cực đoan khác tại Syira.
Trong diễn tập thậm chí Rafale còn có lần thắng cả tiêm kích tàng hình F-35, trong khi số lần thắng của F-15, Typhoon trước F-35 là bằng không.
Rafale có chiều dài 15,27 m, sải cánh 10,8 m, cao 5,34 m, có thể đạt tốc độ bay 2.250 km/h, tầm hoạt động 1.800 km, trần bay 18.000 m (vượt trội cả tiêm kích hạng nặng Su-30, Su-35 của Nga và F-35 của Mỹ).
Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ, gồm tên lửa không đối không (AIM-9, AIM-132, AIM-120, Magic II, MBDA Meteor), không đối đất (MBDA Apache, SCALP EG, AASM, AM 39 Exocet), chống radar, không đối hạm, bom có điều khiển…
Một trong những loại vũ khí mạnh nhất là của tiêm kích Rafale là tên lửa hành trình không đối đất Scalp với tầm bắn 300 km, tên lửa không đối không Meteor tầm tấn công 120-150 km và đạn dẫn đường chính xác không đối đất Hammer tầm tấn công 20-70 km.
Rafale có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, đánh chặn tầm xa, yểm trợ mặt đất, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương, tiêu diệt tàu sân bay và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Với những đặc tính chiến đấu cao như vậy ngoài ra Pháp cũng không ràng buộc điều khoản chính trị khắt khe như Mỹ, nên dù Rafale mang một cái giá khá đắt, nhưng nhiều quốc gia vẫn sẵn sàng bỏ ngân sách để trang bị cho không quân của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo