Khám phá

Đến lúc chết, Chu Nguyên Chương vẫn sốt ruột, liên tục hỏi đại thần 1 câu nhưng hỏi 3 lần không ai dám trả lời

Rốt cuộc, vị hoàng đế khai quốc của Minh triều đã sốt ruột điều gì mà đến khi chết vẫn còn lấn cấn đến vậy.

Không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương suốt 600 năm qua, chuyên gia "vén màn bí mật" tiết lộ 4 lý do vào được nhưng không thể thoát ra / Chu Nguyên Chương khét tiếng tàn bạo, gây thù chuốc oán với không ít người, tại sao về sau không một ai dám động đến lăng mộ của ông?

Lời dẫn

Nhiều vị Hoàng đế Trung Hoa xưa luôn trăn trở một điều, ấy là trong thời gian bản thân tại vị, có nhiều việc có thể cố gắng làm, nhưng chuyện của đời con cháu thì lại chẳng thể nào khống chế được. Chính vì vậy, việc chọn ra người kế vị là vấn đề họ luôn đặt trong lòng.

Trong thời đại xã hội phong kiến, mỗi một vị Hoàng đế đều sẽ phải cân nhắc vấn đề này, cho dù có là minh quân nghìn năm cũng sẽ vì chuyện này mà cân nhắc rất lâu, cũng chẳng còn cách nào khác. Ngay cả đến vị Hoàng đế lẫy lừng như Khang Hi, các vị Hoàng tử con ông cũng xảy ra cảnh huyết nhục tương tàn, dẫn đến cảnh gió tanh mưa máu khắp triều đình.

Hoàng đế khai quốc nhà Minh Chu Nguyên Chương cũng từng mắc phải sai lầm đó.

Chồng chất nỗi lo người kế vị

Bấy giờ, Chu Nguyên Chương muốn giang sơn này sẽ nằm trong tay người nhà họ Chu, thậm chí muốn giang sơn của mình có thể được lưu truyền mãi về sau, cho nên ông rất quan tâm đến chuyện chọn người kế vị.

Khi ấy, vì để nắm được đại quyền trong triều nên Chu Nguyên Chương đã đem quyền lực phân chia cho các vị Hoàng tử, thậm chí sắc phong cho các vị Hoàng tử làm Phiên Vương, để họ trấn giữ bốn phương, như thế các vị Hoàng tử sẽ không ở lại kinh thành, không đe dọa đến Hoàng quyền của chính ông. Hơn nữa như thế cũng sẽ không xảy ra cảnh thảm sát lẫn nhau.

Đến lúc chết, Chu Nguyên Chương vẫn sốt ruột, liên tục hỏi đại thần 1 câu nhưng hỏi 3 lần không ai dám trả lời - Ảnh 2.
Hình ảnh Chu Nguyên Chương trên phim.

Nhưng về sau các vị Hoàng tử đều sống tại đất phong của mình nhưng vẫn có người ôm lòng tham vọng. Trước khi qua đời, Chu Nguyên Chương cũng đã biết đến chuyện này, cũng đã làm nhiều việc nhưng cũng chẳng thể thay đổi được chuyện tranh quyền đoạt vị của các vị Hoàng tử.

Thái tử Chu Tiêu là người con trai được lòng Chu Nguyên Chương nhất, nhưng lại bất hạnh qua đời sớm. Vốn là người thích hợp nhất cho ngôi Thái tử nhưng lại yểu mệnh. Không còn lựa chọn tốt nhất, Chu Nguyên Chương để ý đến Chu Doãn Văn là cháu đích tôn và cũng hết lòng bồi dưỡng cho Chu Doãn Văn.

Nhưng Chu Doãn Văn lại chẳng có tài của bậc đế vương, cho dù Chu Nguyên Chương muốn cho Chu Doãn Văn kế vị thì các vị Hoàng tử khác cũng sẽ chẳng chịu, mà còn sẽ tỏ ra bất mãn với quyết định của ông. Đặc biệt là Yên Vương Chu Đệ vô cùng không đồng thuận với hành động này của phụ hoàng mình.

Trong lịch sử, chúng ta đều biết Chu Đệ là người có tài, văn thao võ lược, cho nên Chu Đệ tự thấy mình có tư cách kế thừa ngôi vị, vốn nghĩ sau khi Hoàng huynh Chu Tiêu qua đời thì mình sẽ là người thừa kế ngai vàng. Nhưng đến khi thấy Chu Nguyện Chương muốn đem ngôi vị truyền lại cho Chu Doãn Văn, Chu Đệ vô cùng tức giận, tự hỏi tại sao cha không truyền ngôi cho con trai mà lại chọn cháu trai? Chẳng lẽ bản thân mình không được Phụ hoàng trọng dụng hay sao?

Nhưng cho đến tận lúc cuối đời, Chu Nguyên Chương vẫn nhất quyết chọn Chu Doãn Văn là người kế vị.

 

Bấy giờ, Chu Nguyên Chương yêu cầu tang lễ của mình rất đơn giản, đồ bồi táng cũng không muốn dùng đến vàng bạc, điều đó khiến rất nhiều người không thể hiểu được tại sao ông làm như vậy. Hơn nữa ông cũng không cho phép các Phiên vương quay về Kinh thành, có lẽ đây là chút cố gắng cuối cùng ông muốn dành cho người cháu trai Chu Doãn Văn của mình.

Mặt khác, Chu Nguyên Chương biết rõ rằng các con mình cũng sẽ không phục quyết định này, sẽ cho rằng Chu Doãn Văn không đủ tư cách để lên làm Hoàng đế, ông lo sợ các con mình sau này sẽ phế truất cháu trai của mình.

Đến lúc chết, Chu Nguyên Chương vẫn sốt ruột, liên tục hỏi đại thần 1 câu nhưng hỏi 3 lần không ai dám trả lời - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Chu Nguyên Chương trên phim.

Trong số các vị Phiên vương, Chu Đệ là người có tư cách lên ngôi nhất. Bấy giờ, Chu Nguyên Chương vội vã cho gọi Chu Đệ về kinh. Giữa lúc bệnh nặng, việc cho gọi con trai quay về tuy rằng chưa biết Chu Nguyên Chương có ý đồ thực sự là gì, nhưng theo suy luận thì có lẽ ông muốn nhắc nhở con trai phải giữ nề nếp, sống trung thành hơn.

Thực tế lúc bấy giờ, chẳng có ai dám dò đoán Chu Nguyên Chương thực sự muốn làm điều gì, ngay đến cả Chu Doãn Văn cũng chẳng hiểu được. Bấy giờ, vì muốn đảm bảo an toàn cho mình, Chu Doãn Văn không hề muốn để Chu Đệ về kinh cho nên đã làm giả thánh chỉ.

Sau khi Chu Đệ nhận được mệnh lệnh, đã đi xuyên ngày xuyên đêm, đến khi đến được Giang Tô lại nhận được một đạo thánh chỉ lệnh ông quay trở về. Chu Đệ cảm thấy không hợp lý, nhưng lại không dám coi thánh chỉ là trò đùa, cho nên ông vẫn chọn quay trở về.

 

Sau cùng, Chu Nguyên Chương suy yếu, lúc tỉnh lúc mơ, nhưng vẫn liên tục hỏi 1 câu: "Chu Đệ đã về chưa".

Chu Nguyên Chương hỏi ba lần liền, nhưng không ai dám trả lời, cuối cùng cũng đành nhắm mắt xuôi tay, kết thúc một đời người.

Sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, một cuộc "tắm máu" vẫn cứ xảy ra trong kinh thành của nhà Minh. Chu Đệ vì muốn tranh đoạt ngôi vị, giao tranh với Chu Doãn Văn. Có thể nếu khi trước, Chu Đệ được gặp Chu Nguyên Chương thì chuyện sau này đã chẳng xảy ra.

Chu Doãn Văn tự cho mình thông minh, cho rằng bản thân có thể ngăn chặn được chú mình, nhưng lại chẳng nghĩ đến khả năng vì Chu Nguyên Chương muốn bảo vệ ngôi vị cho Chu Doãn Văn nên mới cho gọi Chu Đệ vào cung.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm