Điểm danh những bước tiến quân sự mới nhất của Nga và nỗ lực “vượt mặt” Mỹ
Kiếm Khopesh – Vũ Khí của Cấm vệ Pharaoh / Chuyên gia: Vũ khí Taliban chiếm giữ sẽ thành sắt vụn
“Ngang tài ngang sức” với Mỹ
Sau khi đưa những nhà sản xuất vũ khí trên khắp nước Nga và các khách hàng trên thế giới gặp nhau trong cùng một sự kiện, triển lãm hàng không thường niên MAKS bên ngoài thủ đô Moscow đã tiết lộ về một chiến đấu cơ hạng nhẹ Su-75 mới, hay còn được gọi là Checkmate (Chiếu tướng). Phần giới thiệu về tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ năm mới này là tâm điểm của sự kiện khi các nhà phát triển hứa hẹn nó sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào trước sự kiện MAKS 2022.
Tiêm kích Checkmate có khả năng trở thành chiến đấu cơ bán chạy nhất thế giới trong tương lai. Trên thực tế, không có chiến đấu cơ hạng nhẹ tiên tiến nào trên thị trường hiện nay. F-35 Lightning II của Mỹ là một chiến đấu cơ có khả năng nhưng lại quá đắt đỏ, khá nặng và việc buôn bán của nó bị chính trị chi phối. Tất cả điều đó khiến cho Checkmate của Nga trở thành một ứng viên sáng giá cho một số khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau, từ châu Á, châu Phi, cho tới cả Mỹ Latin.
Ngoài ra, Su-57, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm do Lực lượng Không quân Nga thiết kế hiện đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Hiện vẫn có yêu cầu cần thúc đẩy quy trình sản xuất cũng như phân phối các máy bay này cho các lực lượng với tốc độ nhanh hơn và một vài giải pháp công nghệ có thể sẽ được tận dụng để thúc đẩy việc phát triển Checkmate.
Máy bay quân sự không phải là những nhà sản xuất mới duy nhất. Ngành công nghiệp hàng không dân sự của Nga cũng có một số thành tựu với dự án Sukhoi Superjet và MC-21. Mặc dù thiếu những hợp đồng quốc tế lớn nhưng thị trường Nga đã có đủ cơ hội cho cả 2 dự án này. Đáng chú ý, không thể không nhắc đến dự án hợp tác Nga - Trung tập trung vào việc phát triển máy bay thân rộng CR929, nhằm thách thức ưu thế của Mỹ và châu Âu trên thị trường này.
Bộ Quốc phòng Nga cũng đưa ra một loạt thông báo tại hậu trường của MAKS, trong đó có video phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Zircon.
Những trao đổi tại triển lãm hàng không trên cho thấy sẽ có một cuộc phóng thử nữa trong tương lai. Lần này, tên lửa sẽ được phóng với tầm bắn tối đa là hơn 1.000 km và mục tiêu là một tàu sân bay.
Mặc dù tên lửa này sẽ không trở thành lực lượng tấn công chủ yếu của Hải quân Nga nhưng nó có tiềm năng lớn trong việc đảm bảo phá hủy các mục tiêu quan trọng và được bảo vệ lớn nhất của kẻ thù, trên đất liền và trên biển.
Video thứ hai được công bố tại triển lãm thậm chí còn thu hút hơn khi quân đội Nga, lần đầu tiên công bố một đoạn băng về cuộc thử nghiệm trực tiếp hệ thống phòng không tiên tiến S-500. Trong tương lai gần, hệ thống này sẽ trở thành một trong những nhân tố chủ chốt trong hệ thống phòng không - không gian tích hợp của Nga, về lý thuyết có thể vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa nào đang tiếp cận, bao gồm cả tên lửa từ không gian.
Hệ thống phòng không S-500. Ảnh: TASS
Sự phát triển và sự triển khai hệ thống này được cho là kịp thời khi Nga liên tục đối mặt với những mối đe dọa mới ngày càng gia tăng, đặc biệt là các cuộc tấn công tên lửa, không chỉ từ Mỹ và các nước NATO khác. Khi hệ thống S-500 đi vào hoạt động, khả năng phòng thủ tên lửa của Nga sẽ "ngang tài ngang sức" với hệ thống của Mỹ ở một mức độ mới và có lẽ sẽ giúp thúc đẩy việc kiểm soát vũ trang.
Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra với các loại vũ khí tầm xa với độ chính xác cao.
Nỗ lực giành ưu thế trong không gian
Sự phát triển đáng chú ý thứ ba của Nga là việc phóng thành công module khoa học Nauka của công ty không gian Roscosmos lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Dmitry Stefanovich, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Quốc tế thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov nhận định, không phải mọi thứ đều diễn ra thuận lợi nhưng tất cả đều đem đến sự lạc quan thận trọng. Dĩ nhiên, việc phóng module này đã bị trì hoãn một thời gian dài khi sứ mệnh Nauka lẽ ra đã diễn ra cách đây vài năm, nếu không muốn nói là vài thập kỷ. Vì thế, sự kiện này không thực sự là một bước tiến đột phá.
Tuy nhiên, do Nga cần tiếp tục kết nối các module trong không gian nên việc phóng Nauka có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu Nga quyết định xây dựng một trạm vũ trụ của riêng mình. Động thái này cũng cần thiết cho những dự án không gian quy mô lớn mới.
Nga ngày càng xác lập vị trí của mình như một người chơi quan trọng có thể đáp ứng các nhu cầu của mình trong lĩnh vực vận chuyển, không gian và an ninh quốc gia, cũng như tạo ra những giải pháp cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với hướng tiếp cận "áo choàng và dao găm" nhằm bảo vệ những bí mật quốc gia, Nga khiến cho các nhà phân tích quốc tế và các khách hàng khó có thể biết chính xác về khả năng của mình. Những thành tựu được công bố như Checkmate, tên lửa Zircon hay phóng module Nauka có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Tiêm kích Checkmate. Ảnh: Sputnik