Quốc tế

Điện Kremlin: Không có Iskander sử dụng trong xung đột Nagorno-Karabakh

Nga vừa chính thức lên tiếng về thông tin tên lửa chiến thuật Iskander đã được Armenia sử dụng trong xung đột Nagorno-Karabakh.

Armenia quyết định từ bỏ vũ khí Nga? / Đức chi tỉ euro độc lập vũ khí với Mỹ

Khi được hỏi tên lửa Iskander có được sử dụng trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh hay không, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga khẳng định, không có bất kỳ quả đạn Iskander nào được sử dụng tại đây.

"Các vị vẫn nhớ chuyện Iskander, rằng tên lửa này không được sử dụng trong cuộc xung đột. Điều này đã được xác nhận", ông Dmitry Peskov khẳng định.

Dien Kremlin: Khong co Iskander su dung trong xung dot Nagorno-Karabakh
Hình ảnh Azerbaijan cho rằng là phần còn lại của quả tên lửa Iskander được tìm thấy tại Karabakh.

Tuyên bố được ông Peskov đưa ra sau khi Azerbaijan nói về các mảnh vỡ Iskander được tìm thấy ở Karabakh. Đại diện Cơ quan quốc gia về bom mìn của Cộng hòa Azerbaijan (ANAMA) nói rằng các mảnh vỡ của tên lửa Iskander được tìm thấy ở Karabakh trong quá trình rà phá bom mìn.

Theo ANAMA, các bộ phận tên lửa đã được tìm thấy vào ngày 15/3 tại thành phố Shusha. "Trong quá trình kiểm tra, các chuyên gia của Cơ quan kiểm tra số nhận dạng (9M723) tên lửa đã xác định được rằng mảnh vỡ thuộc về hệ thống tên lửa Iskander.

Ngay cả khi tìm kiếm trong các nguồn Internet mở, người ta cũng có thể xác định rằng số nhận dạng 9M723 thuộc về tên lửa Iskander", đại diện của ANAMA cho biết.

Ông Peskov nói thêm rằng mảnh tên lửa xác nhận thực tế rằng Armenia đã sử dụng Iskander chống Azerbaijan để phá hủy thành phố Shusha trong cuộc xung đột vừa qua. Tuy nhiên, ANAMA không nói rõ tên lửa được phóng vào thời điểm nào và dựa vào cơ sở nào để đưa ra kết luận rằng tên lửa được sử dụng hồi mùa thu năm 2020.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã có phản hồi thông tin Iskander khai hỏa trong xung đột Nagorno-Karabakh nhưng kém hiệu quả. Khác với lần này, thông tin trước đó đến từ phía Armenia.

 

Theo Bộ Quốc phòng Nga, chúng tôi đã rất ngạc nhiên và bối rối với thông tin từ phía Armenia rằng tên lửa đạn đạo Iskander đã được sử dụng trong xung đột Nagorno-Karabakh nhưng tỷ lệ không phát nổ lên tới trên 10%.

"Căn cứ vào những thông tin chính thức và khách quan chúng tôi có được từ xung đột Nagorno-Karabakh cho thấy, đã không có bất kỳ quả tên lửa Iskander nào được sử dụng trong cuộc xung đột này.

Tất cả số tên lửa Iskander được Armenia đặt mua từ Nga hiện vẫn nằm trong kho vũ khí của Cộng hòa này. Rõ ràng là Thủ tướng Cộng hòa Armenia, ông Nikol Pashinyan, đã bị đánh lừa do ông sử dụng thông tin không chính xác", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Trước đó, cựu Tổng thống Armenia, Serzh Sargsyan tỏ ra ngạc nhiên khi tên lửa đạn đạo Iskander không được quân đội nước này sử dụng trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh với Azerbaijan, dù đây là một trong những vũ khí có uy lực nhất của quân đội Armenia.

"Phát biểu của Sargsyan dường như nhắm vào tôi. Nhưng tôi tin người đặt câu hỏi nên có câu trả lời và không nên hỏi điều ông ấy đã biết rõ. Hoặc ông ấy cũng có thể trả lời câu hỏi vì sao các tên lửa Iskander được khai hỏa không phát nổ hay chỉ phát nổ với tỷ lệ 10%", Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói hôm 24/2.

 

Tuyên bố của Thủ tướng Armenia đã gây ra hàng loạt tranh cãi trong giới chuyên gia quân sự. "Iskander là hệ thống hoàn toàn mới, được phát triển từ cuối thập niên 1990 và biên chế cho quân đội Nga đầu những năm 2000. Hệ thống này rất đáng tin cậy và luôn có nhiều nước muốn mua.

Nó đã được xuất khẩu cho Armenia và Algeria, chưa từng có thông tin về tình trạng phóng hay gặp sự cố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát biểu của Thủ tướng Armenia", Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga nói.

Vị giám đốc này cho rằng Thủ tướng Pashinyan là quan chức dân sự và không hoàn toàn hiểu rõ các vấn đề quân sự, trong đó bao gồm phương thức sử dụng và hiệu quả chiến đấu của tên lửa Iskander.

"Bên cạnh đó là yếu tố chính trị. Cựu tổng thống Sargsyan chỉ trích một đằng, còn Pashinyan trả đũa một kiểu", chuyên gia Nga cho hay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm