Quốc tế

Đức chuẩn bị sản xuất hàng loạt tên lửa chống tăng Enforcer 'độc nhất vô nhị'

Nhà máy MBDA ở Schrobenhausen dự định sẽ sản xuất tên lửa chống tăng (ATGM) hạng nhẹ Enforcer cho Quân đội Đức vào năm 2024.

Tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet đã được tích hợp bom thông minh GBU-53B / Không quân Mỹ sẽ có tiêm kích cỡ lớn và rẻ để thay thế F-16?

Ngành công nghiệp quốc phòng Đức đã sẵn sàng đưa tên lửa chống tăng Enforcer vào sản xuất hàng loạt, lô sản phẩm thí điểm hiện đang được thử nghiệm trong các đơn vị quân đội.

Ngành công nghiệp quốc phòng Đức đã sẵn sàng đưa tên lửa chống tăng Enforcer vào sản xuất hàng loạt, lô sản phẩm thí điểm hiện đang được thử nghiệm trong các đơn vị quân đội.

Enforcer là một trong số ít ATGM có khả năng phóng trực tiếp, vì hầu hết các loại tương tự đều sử dụng giá 3 chân để gắn kết với ống phóng và thiết bị ngắm.

Khối lượng của tên lửa chưa đến 7 kg và chiều dài của nó chưa đến 1 mét. Đầu đạn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 2.000 mét, mặc dù Lục quân Đức (Bundeswehr) chỉ yêu cầu con số 1.800 m.

Trước khi phóng, người điều khiển lựa chọn 3 chế độ bắn: phát nổ khi va chạm với mục tiêu, nổ giữ chậm hoặc nổ trên không vào thời điểm nhất định.

 

Sau khi người bắn tiến hành khai hỏa, tên lửa sẽ "khóa" đối tượng và sẽ độc lập truy đuổi mục tiêu thông qua kênh hồng ngoại hoặc truyền hình (tùy theo lựa chọn của người điều khiển trước khi bắn).

Hệ thống dẫn đường sẽ so sánh hình ảnh thực tế với dữ liệu nhận được ban đầu. Trong suốt quá trình bay, độ tương phản tương quan với tốc độ làm mới 25 khung hình mỗi giây.

Do đó ngay cả khi ánh sáng thay đổi hoặc mục tiêu di chuyển trong các điều kiện khác nhau (ví dụ trong trường hợp bị gây nhiễu), hệ thống theo dõi dẫn đường vẫn tiếp tục đưa tên lửa Enforcer đến tấn công đối tượng đã định.

 

Tuy nhiên câu chuyện phát triển của Enforcer vẫn chưa kết thúc. Sản phẩm trong phiên bản hiện có không phải là vũ khí chống tăng cổ điển; đầu đạn 90 mm của nó được thiết kế để tấn công các loại mục tiêu khác nhau.

Như đã đề cập, phiên bản sửa đổi Enforcer-X mới được đề cập thực tế hiện chỉ là một khái niệm. Theo kế hoạch, ATGM sẽ có thể giống với tên lửa ban đầu, ngoại trừ bộ phận đầu đạn.

Đầu đạn của Enforcer-X sẽ là loại xuyên lõm với liều song song, được thiết kế đặc biệt để đánh bại giáp phản ứng nổ và phá hủy những xe tăng có kết cấu vững chắc nhất

 

Đầu đạn mới sẽ mất khả năng phát nổ trên không, nhưng tên lửa sẽ có thể tấn công mục tiêu theo 2 chế độ - theo quỹ đạo thẳng hoặc nghiêng, kể cả từ trên cao. Đồng thời, phạm vi hoạt động của hệ thống sẽ vẫn ở mức 2 km.

Vài sản phẩm khác đang được phát triển dựa trên Enforcer, với sự hợp tác cùng công ty XMobots của Brazil - một loại vũ khí dành cho máy bay không người lái sẽ ra đời. Hiện tại, công việc đang được thực hiện ở giai đoạn ý tưởng.

Một sự phát triển nữa của Enforcer là hệ thống chống máy bay không người lái SADM cỡ nhỏ. Đây là bệ phóng tên lửa đặt trên nóc xe bọc thép Boxer, được trang bị tháp pháo Rheinmetall Skyranger 30.

 

Mục tiêu chính của hệ thống NNBS là các UAV có trọng lượng dưới 150 kg. Bản thân SADM chịu trách nhiệm về tầm bắn từ 2 đến 5 - 6 km, trong khi pháo 30 mm đánh chặn trong khoảng cách ngắn hơn.

SADM sẽ dài hơn đáng kể so với tên lửa Enforcer hiện tại vì nó sẽ có một bộ khởi tốc gắn ở phía sau. Quả đạn sẽ nhận được một thiết bị tìm kiếm khác và đầu đạn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với vai trò mới, có thể là phân tán các mảnh đạn con.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm