Quốc tế

F-35B Anh kém hơn thế hệ 4 khi không kích phiến quân?

Không quân Anh sẵn sàng điều tiêm kích F-35B không kích phiến quân tại Iraq và Syria để đối phó với hoạt động gia tăng của chúng tại.

Tiêm kích thất thế trên hàng không mẫu hạm Mỹ / Hàn Quốc khoe tiêm kích KF-X thế hệ thứ 5

Theo Sky News, chiến dịch tấn công sắp tới Anh sẽ thực hiện cùng một số thành viên trong liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.

"Chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động hỗ trợ chính phủ Iraq, chống lại tàn dư của khủng bố ở Iraq, Syria. Những cuộc tấn công sẽ tiếp tục nhằm vào nhưng khu vực phiến quân đang ẩn náu để đánh bại chúng hoàn toàn", Tham mưu trưởng Không quân Anh, Sir Michael Wigston cho biết.

F-35B Anhkem hon the he 4 khi khong kich phien quan?
Tiêm kích F-35B.

Theo vị Đô đốc Anh, để thực hiện nhiệm vụ tấn công phiến quân tại Iraq, những chiếc F-35B sẽ được cất cánh từ đảo Síp. Và đây chính là điểm gây tranh cãi về hiệu quả của chiến dịch với sự tham gia của máy bay tàng hình F-35B.

Được biết, từ đảo Síp đến Iraq có khoảng cách là 965km. Trong khi đó bán kính chiến đấu của phiên bản mạnh nhất F-35A là 1.100km trong khi chỉ số này của F-35B khiêm tốn hơn đáng kể.

Vì vậy, để bay đến Iraq, hoàn thành nhiệm vụ không kích và quay trở về, F-35B cần phải được tiếp nhiên liệu. Điều này sẽ khiến cuộc không kích không còn yếu tố bất ngờ.

Ngoài ra, do thiết kế để có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) nên số lượng vũ khí mang theo của những chiếc tiêm kích này ít hơn hẳn những máy bay thuộc thế hệ 4+ trong Không quân Anh như Typhoon.

Cụ thể, trong khi F-35B chỉ có thể mang được tối đa lượng bom đạn trên 4 tấn thì tiêm kích Typhoon có thể mang số vũ khí nhiều gấp đôi như vậy.

 

"Tầm hoạt động hạn chế, vũ khí khiêm tốn, yếu tố tàng hình không tồn tại khi bay cùng máy bay tiếp dầu, chi phí vận hành quá cao, khả năng cơ động thua xa Typhoon...

Chính vì vậy, việc Anh sử dụng F-35B để tấn công phiến quân tại Iraq có thể chỉ mang lại hiệu quả bằng 1/2 của máy bay thế hệ 4+", chuyên gia của Sky News nhận định.

Được biết, lần đầu những chiếc F-35B của Anh tấn công phiến quân tại Iraq là vào giữa năm 2019. Những tiêm kích F-35B này xuất phát từ căn cứ Akrotiri thuộc đảo Síp. Sứ mệnh được đánh giá là "bước tiến quan trọng vào tương lai cho nước Anh".

Anh từ năm 2014 triển khai nhiều chiến đấu cơ tham gia liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tiến hành các cuộc không kích chống IS ở Iraq và Syria, nhưng đây là lần tham chiến đầu tiên của F-35B nước này.

Ngoài các máy bay chiến đấu, London cũng duy trì một lượng nhỏ binh sĩ đặc nhiệm tại Syria nhằm huấn luyện lực lượng nổi dậy và dân quân người Kurd chống IS.

 

Tiêm kích F-35 được Mỹ phát triển từ đầu thập niên 1990 và trở thành dự án đắt đỏ nhất do Mỹ thực hiện với chi phí ước tính khoảng 400 tỷ USD cho 2.500 máy bay.

Số liệu hồi đầu tháng 10 cho biết đã có 325 chiếc F-35 được sản xuất và chuyển giao trên toàn thế giới, trong đó quân đội Mỹ tiếp nhận 245 chiếc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm