Kính thực tế tăng cường Nga nhận hình ảnh từ UAV
Tiết lộ mới nhất về vũ khí được sử dụng trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran / Tích hợp vũ khí laser trên hạm, Anh sẽ vượt Mỹ?
Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống kính thực tế tăng cường là sản phẩm của nhà máy chế tạo dụng cụ Novosibirsk để tích hợp vào trang bị của bộ quân phục Ratnik.
"Hệ thống kính tối tân này cho phép hiển thị thông tin chiến trường, bản đồ điện tử, các tình huống có thể xảy ra trên thực địa và binh sĩ trang bị nhận được hình ảnh chiến trường do UAV quan sát được", Novosibirsk cho biết.
Nga dùng hệ thống kính thực tế tăng cường trong sản xuất Su-57. |
Ngoài ra, kính còn được tích hợp ảnh nhiệt và giúp binh sĩ hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối. Chi phí cho mỗi hệ thống này vào khoảng 500 nghìn rúp. Hiện một số hệ thống kính thực tế tăng cường đang được thử nghiệm trong quân đội Nga.
Thông tin này được nhà sản xuất Nga công bố vào đúng thời điểm Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định ngừng chương trình Hệ thống tăng cường hình ảnh tích hợp (IVAS) do xuất hiện loạt nhược điểm trong thử nghiệm.
Quyết định được đưa ra chưa đầy một năm sau khi Lầu Năm Góc trao cho Microsoft bản hợp đồng có trị giá gần 22 tỷ USD để sản xuất hàng chục nghìn hệ thống IVAS trong 10 năm tới để trang bị cho binh sĩ.
Hệ thống IVAS cho phép lính Mỹ thấy hình ảnh 3 chiều về môi trường thực tế quanh họ. Người dùng có thể kiểm soát những gì họ thấy bằng cử chỉ, hoặc ra lệnh bằng giọng nói.
Lính Mỹ đã thử nghiệm thiết bị này tại pháo đài Pickett ở bang Virginia vào năm 2020. Quân đội Mỹ cho biết bộ kính này có thể giúp binh lính giành được lợi thế trên các chiến trường có nhiều tòa nhà, những nơi tối tăm, bị tắc nghẽn hoặc khó phán đoán chính xác.
Chỉ huy đơn vị có thể thấy toàn bộ binh sĩ của mình trên một bản đồ ba chiều, không phải giao tiếp qua radio nhiều. Giới quân sự Mỹ ca ngợi IVAS là một điển hình của sự thành công, đã đưa ra chương trình cho việc mua sắm các thiết bị quân sự truyền thống ít rủi ro.
Tuy nhiên, sau khi hợp đồng chính thức được ký kết và sản phẩm chưa kịp bàn giao, binh sĩ Mỹ đã phát hiện hàng loạt lỗi với IVAS như: không đủ bền để hoạt động trong những điều kiện khác nhau. Khi tác chiến trong dưới trời mưa, IVAS bị tê liệt và không thể hoạt động...
Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ tuyên bố đóng băng với chương trình IVAS và chờ một phiên bản tối tân hơn từ Microsoft.
End of content
Không có tin nào tiếp theo