Quốc tế

Một trong những vũ khí Nga khiến hải quân Mỹ 'mất ăn mất ngủ'

Liên Xô và sau này là Nga đã sản xuất các tàu ngầm có thể bơi nhanh hơn, chịu đựng được nhiều thiệt hại hơn và lặn sâu hơn so với các đối thủ Mỹ.

Khám phá 'căn cứ di động' khổng lồ của hải quân Mỹ / Kẻ thù 'tí hon' bất ngờ hạ gục hải quân Mỹ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng Hải quân Mỹ vẫn khá tự tin cho rằng tàu ngầm Liên Xô đã vượt trội nhiều khía cạnh vì tất cả đều cực kỳ ồn ào. Tàu ngầm Mỹ yên tĩnh hơn, có khả năng phát hiện các đối thủ Liên Xô trước và “chào đón” chúng bằng ngư lôi.

Tuy nhiên, sự tự tin đó đã bị sứt mẻ vào giữa những năm 1980, khi Hải quân Liên Xô hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula (Cá mập). Nhiều năm sau, chúng vẫn là trụ cột của hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân Nga và yên tĩnh hơn so với phần lớn các đối thủ Mỹ.

Tàu Akula lớn, lượng choán nước gần 13.000 tấn, nổi bật với một thân tàu bằng thép đặc trưng của tàu ngầm Liên Xô, cho phép tàu tiếp nhận nhiều nước dằn hơn và có khả năng sống sót cao hơn. Hệ thống lực đẩy của tàu được thiết kế làm giảm âm thanh phát ra, bên trong và bên ngoài tàu được phủ các lớp chất liệu không phản xạ.

Con tàu 111 mét có tháp hình nón và “vây đuôi” hình giọt nước phía sau có thể triển khai một loạt sonar thụ động kéo theo. Thủy thủ đoàn khoảng 70 người có thể vận hành con tàu trong hơn ba tháng trên biển.

 

Được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực 190-megawatt, tàu Akula có thể di chuyển với tốc độ 60km/h và lặn sâu 480 mét, sâu hơn 200m so với lớp Los Angeles của Mỹ. Tuy nhiên, Akula có năng lực tàng hình như lớp Los Angeles. Các tàu ngầm Mỹ không còn chiếm ưu thế âm thanh nữa. Tuy vậy, theo National Interest, các cảm biến của Akula được tin là kém hơn.

Nhiệm vụ của tàu ngầm Shchuka (Akula I) trong hải quân Nga, trước hết là săn lùng các tàu ngầm của Hải quân Mỹ, đặc biệt là các tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Bốn ống phóng ngư lôi 533 mm và bốn ống lớn 650 mm có thể triển khai tới 40 ngư lôi, mìn, hoặc tên lửa chống hạm tầm xa SS-N-16 Starfish và SS-N-16 Stallion. Akula cũng có thể mang theo 12 tên lửa hành trình Granat có khả năng bắn trúng mục tiêu trên đất liền cách xa 3.000 km.

Các nhà máy đóng tàu của Liên Xô đã hạ thủy bảy chiếc Akula I trong khi Hải quân Mỹ tiến lên để chế tạo tàu ngầm lớp Seawolf thậm chí còn tàng hình hơn để cạnh tranh. Tuy nhiên, ngay cả khi Liên Xô sụp đổ, họ đã cho ra mắt chiếc đầu tiên trong số 5 chiếc Akula I cải tiến thuộc dự án 971U. Sau đó là sự ra đời của lớp Akula II 971A nặng hơn và dài hơn một chút vào năm 1995, có hệ thống chống âm hai lớp, hệ thống đẩy và sonar mới. Cả hai biến thể đều có thêm sáu ống bên ngoài có thể phóng tên lửa hoặc ngư lôi mồi nhử và hệ thống tên lửa đất đối không Strela-3 mới.

Tuy nhiên, cải tiến quan trọng nhất là tàng hình, các tàu Akula mới giờ đã yên tĩnh hơn đáng kể so với các tàu ngầm lớp Los Angeles cải tiến, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng Los Angeles vẫn tàng hình hơn ở tốc độ cao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm