Quốc tế

Mỹ chọn nhà thầu giúp B-21 xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga

Không quân Mỹ đã chọn Raytheon làm nhà thầu chính chế tạo tên lửa tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) mới LRSO có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Mỹ công bố hình ảnh B-21 Raider, bỏ xa PAK DA / Nga thử nghiệm siêu máy bay Tu-160M, Mỹ ngay lập tức khoe B-21 Raider

Cùng thực hiện chương trình LRSO với Raytheon còn có Tập đoàn Lockheed Martin. Raytheon và Lockheed Martin từng nhận được hợp đồng để phát triển các thiết kế LRSO để Không quân Mỹ lựa chọn.

Cuối cùng, Raytheon đã được chọn làm nhà thầu chính và Lockheed Martin đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện chương trình vũ khí thế hệ mới này. Chương trình được thực hiện theo đề xuất ngân sách của Không quân cho năm tài chính 2021.

My chonnha thaugiup B-21 xuyen thung phong thu Nga
Theo kế hoạch, LRSO sẽ phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 2030.

Theo kế hoạch, Raytheon sẽ chịu trách nhiệm sản xuất 1.000 tên lửa nhưng không phải tất cả chúng sẽ chứa đầu đạn hạt nhân. "Vũ khí này sẽ cho phép nâng cấp phần Không quân trong bộ ba hạt nhân của chúng ta", người đại diện Không quân Mỹ Heather Wilson nói.

Về thực chất, chương trình LRSO ra đời để thay thế cho tên lửa AGM-86B nhằm chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tối tân của Nga nhằm "bảo đảm hòa bình thế giới", Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ tiết lộ.

Và mặc dù được đánh giá là vũ khí vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình gặp nguy hiểm.

Mẫu ALCM này đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với AGM-86B, LRSO sẽ là vũ khí chủ lực của máy bay tàng hình B-2 và B21 tương lai.

Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của Nga. Mỹ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào để bảo đảm khả năng răn đe.

 

Đây chính là lý do khiến giới lãnh đạo Mỹ cho rằng, LRSO vũ khí không thể thiếu giúp quân đội nước này tìm kiếm lợi thế trước đối thủ. Không quân Mỹ dự kiến triển khai LRSO từ năm 2030.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm