Quốc tế

Mỹ dành bất ngờ cho tăng Nga bằng tên lửa nội địa

Để Apache có những cú đánh bất ngờ từ tầm xa dành cho tăng Nga, Mỹ đã quyết định tự phát triển tên lửa mới thay thế Spike nhập khẩu từ Israel.

Mỹ lo sợ trước uy lực của "thiên nga trắng" / Trong dịch Covid-19, hầu hết người Mỹ trở nên giàu có hơn

Lục quân Mỹ hiện nay đang bắt tay vào thực hiện chương trình Tên lửa chính xác tầm xa (LRPM) để tích hợp trên Apache cùng các loại trực thăng vũ trạng hiện tại, tương lai (RW) cũng như hệ thống máy bay không người lái (UAS).

Theo yêu cầu, LRPM phải có tầm bắn gấp đôi Spike NLOS - loại tên lửa tầm xa do Israel sản xuất và hiện là vũ khí tiêu chuẩn trên trực thăng tấn công Apache của Lục quân Mỹ.

My danh bat ngo cho tang Nga bang ten lua noi dia
Trực thắng tấn công Apache phóng tên lửa Spike NLOS.

"Những nguyên mẫu đầu tiên của LRPM dùng để thử nghiệm sẽ được hoàn thành trong năm 2023, đến năm 2028 sẽ chính thức đưa vào trang bị. Khi đó, LRPM sẽ thay thế Spike NLOS trên Apache và một số phương tiện chiến đấu khác", lục quân Mỹ cho biết.

Cơ quan quản lý hợp đồng thuộc Lục quân Mỹ cho biết, hệ thống vũ khí mới có khả năng tiêu diệt đa dạng các loại mục tiêu khác nhau bao gồm: hệ thống phòng không tích hợp; xe tăng thiết giáp hiện đại, căn cứ chỉ huy, trạm trú quân...

Ngoài ra hệ thống vũ khí mới này sẽ có thể tham chiến với các mục tiêu đứng yên hoặc di động trong điều kiện ngày - đêm và khi thời tiết bất lợi, một cách độc lập khi hệ thống định vị toàn cầu (GPS) bị vô hiệu hóa.

Đầu tuần này, các nhà lãnh đạo Lục quân Mỹ đã công bố thêm chi tiết về phi đội hàng không hiện tại và lưu ý rằng việc hiện đại hóa cũng như bảo trì các máy bay trực thăng đang có trong biên chế là cực kỳ quan trọng.

Hai chỉ huy cấp cao bao gồm Thiếu tướng David Francis đến từ Trung tâm huấn luyện phi công xuất sắc thuộc không quân lục quân và Tổng tư lệnh Fort Rucker đã vạch ra các ưu tiên hiện đại hóa lực lượng tác chiến trên không, trong đó tên lửa LRPM là một trong các trọng tâm.

 

Thiếu tướng Francis cho biết "Khi tôi nói về lực lượng hàng không của Lục quân, họ sẽ chiến đấu và chiến thắng trong môi trường tương lai, tôi đang nói về UH-60 Black Hawk, CH-47 Chinook và AH-64 Apache chúng ta sở hữu ngày hôm nay".

Dự kiến tên lửa LRPM sẽ đi vào phục vụ sau năm 2028, khi đó máy bay không người lái chiến đấu hay trực thăng vũ trang của Mỹ ngoài khả năng diệt những cỗ tăng tối tân của Nga ngoài tầm phát hiện của họ còn chế áp được cả các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 hay Tunguska-M1.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm