Quốc tế

Mỹ giúp F-35B Anh nổi lên mặt biển

Mỹ đã nhận giúp trục vớt chiếc tiêm kích tàng hình F-35B của Anh rơi trên Địa Trung Hải hôm 17/11 sau khi cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Vũ khí siêu thanh - Ưu tiên hàng đầu của các nước lớn / Mìn biển - vũ khí bất đối xứng mà Australia cần phải sở hữu?

Theo USNI News, hôm 18/11, lực lượng cứu nạn Mỹ đã nhận lời giúp vớt chiếc tiêm kích tàng hình F-35B sau khi được Anh nhờ cậy. "Một số quốc gia có khả năng trục vớt máy bay từ độ sâu đó. Nhưng chúng tôi đã yêu cầu Mỹ giúp đỡ và họ đồng ý", Hải quân Anh nói.

My giup F-35B Anh noi len mat bien
Tiêm kích F-35B cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Về khả năng trục vớt F-35B, Anh cũng được cho là có khả năng nhưng do yêu cầu cấp thiết của công việc và lực lượng Mỹ ở gần hiện trường máy bay gặp nạn hơn nên Hải quân Anh đã nhờ đồng minh Mỹ giúp đỡ.

Khu vực được xác định là nơi chiếc F-35B rơi có độ sâu gần 2.000m. Ở độ sâu này, các phương tiện cứu hộ có người lái gần như rất khó có thể tiếp cận, chính vì vậy Mỹ sẽ dùng robot cứu hộ biển sâu của mình thực hiện trục vớt.

USNI News cho biết, lực lượng cứu hộ Mỹ sẽ dùng robot gắn các phao khổng lồ vào chiếc F-35B, sau đó bơm hơi để máy bay nổi lên mặt nước. Cách làm này cũng từng được Mỹ thực hiện thành công khi trục với tiêm kích F-35 của Nhật Bản rơi xuống Thái Bình Dương hồi năm 2019.

Trong khi chờ đợi lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Mỹ tiếp cận hiện trường, đã có ít nhất 2 chiến hạm Anh thực hiện tuần tra quanh khu vực này để đảm bảo không nước nào trục vớt được chiếc F-35B trước họ.

"Thật ngớ ngẩn nếu không theo dõi khu vực này", Hải quân Anh nói và cho biết thêm rằng, hiện có một số lực lượng đang hoạt động ở Địa Trung Hải sẵn sàng tiếp cận nơi tiêm kích F-35B rơi.

 

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vận hành 18 tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng trước khi xảy ra tai nạn, gồm 8 chiếc của Phi đoàn số 617 không quân Anh và 10 máy bay thuộc Phi đoàn tiêm kích thủy quân lục chiến số 211 của Mỹ.

Đây là vụ rơi thứ năm của dòng tiêm kích tàng hình F-35, không tính đến những sự cố trên mặt đất hoặc khi hạ cánh, cũng là chiếc F-35 đầu tiên bị phá hủy khi vận hành từ tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công.

Mỹ từng mất một tiêm kích F-35A không quân và hai chiếc F-35B thủy quân lục chiến, trong khi một chiến đấu cơ F-35A Nhật Bản lao xuống biển khiến phi công thiệt mạng hồi năm 2019.

Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang huấn luyện ở Địa Trung Hải sau chuyến triển khai tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương hồi giữa năm.

Những chiến hạm Anh khởi hành hôm 22/5, với lịch trình thăm 40 quốc gia và tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển, vượt quãng đường hơn 48.000 km.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm