Mỹ phải sớm loại bỏ tàu chiến LCS là do...Moscow?
Nga từ lâu đã sẵn sàng đáp trả vũ khí không gian bí mật của Mỹ / Súng bắn tỉa đa năng Chukavin: Vũ khí tương lai cho xạ thủ Nga
Theo thông báo, sau đó số phận tương tự sẽ xảy ra với hai con tàu nữa thuộc lớp. Tuy nhiên các tàu chiến vùng duyên hải đã ngừng hoạt động sẽ không bị loại bỏ mà được đưa đến lực lượng dự bị hải quân.
Lý do dẫn tới quyết định trên, theo thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ đó là cần phải theo kịp các đối thủ cạnh tranh và loại bỏ những yếu tố không mang lại hiệu quả sát thương trong trận chiến toàn diện.
Ấn bản The San Diego Union-Tribune dẫn nguồn tin quân sự cho biết, ban đầu giới chức quân sự Mỹ kỳ vọng lớp tàu LCS sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra gần bờ biển trong khoảng 25 năm.
Tổng cộng Hoa Kỳ dự kiến sẽ đóng 35 chiếc như vậy. Trong số này, khoảng 20 tàu đã được bàn giao, mỗi chiếc ban đầu có giá khoảng 220 triệu USD, tuy nhiên sau đó đã tăng lên tới 600 triệu USD. Đối với hoạt động của những tàu còn lại, Hải quân Mỹ sẽ phân bổ thêm 61 tỷ USD.
Đội hình LCS cho đến nay bao gồm các tàu thuộc lớp Freedom và Independence, do Lockheed Martin và General Dynamics phát triển. Loại tàu đầu tiên có thiết kế hai thân, tàu thứ hai là loại ba thân. Chúng có thể di chuyển với tốc độ 45 hải lý/giờ và đi hơn 6.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Trên cả hai lớp tàu, lúc đầu thủy thủ đoàn gồm 40 người, sau đó số lượng tăng lên 70 người. Vũ khí trang bị bao gồm hai khẩu pháo 30 mm và pháo chính 57 mm, ngoài ra còn có cả hệ thống tên lửa, ngư lôi chống tàu ngầm.
Hải quân Mỹ buộc phải loại biên sớm một số tàu chiến ven bờ LCS |
Được thiết kế như tàu tuần tra tàng hình, LCS sẽ phục vụ hoạt động chống khủng bố, ngăn chặn những cuộc tấn công của cướp biển. Trên bờ biển phía Đông Thái Bình Dương, nó đang làm nhiệm vụ tuần tra bảo đảm tự do hàng hải.
Tuy nhiên sau đó Mỹ cho rằng những con tàu như vậy sẽ không thể chịu được mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc Nga và cần đóng mới lớp chiến hạm mạnh hơn. Trong cuộc xung đột giả định với đối thủ có hạm đội hùng mạnh, đơn giản là không có nơi nào để sử dụng LCS.
Điểm bất lợi là các tàu lớp này, ngay cả ở giai đoạn thiết kế đã mất hệ thống bảo vệ và hỏa lực yếu là nguyên nhân tiếp tục làm suy giảm niềm tin. Kể từ thời điểm đó, chúng đã được trang bị lại kỹ lưỡng, chẳng hạn như vào năm 2019, LCS đã nhận được tên lửa chống hạm nhưng vũ khí này không có trên tất cả các tàu.
Những hỏng hóc về cơ khí thậm chí đã trở nên phổ biến trên nhiều tàu thuộc cả hai lớp, đến mức lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ phải ngừng nhận thêm tàu lớp Freedom, vì họ phát hiện ra khiếm khuyết liên quan đến một lỗ hổng thiết kế trong hệ thống truyền động.
Những người chỉ trích chương trình LCS coi việc đồng thời đóng tàu và phát triển công nghệ mới cho chúng là một sai lầm. Nhiều khả năng, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đã sẵn sàng thừa nhận rằng chỉ có các tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống mới có thể chống lại "mối đe dọa ngày càng tăng" từ Trung Quốc và Nga.
Trước đó, nhà phân tích người Đức Joachim Krause bày tỏ tin tưởng rằng liên minh hải quân giữa Trung Quốc và Nga sớm muộn sẽ đẩy Mỹ ra khỏi những khu vực có lợi ích địa chính trị của họ.
Nhà phân tích lưu ý rằng liên minh "đã trở thành hiện thực." Điều này được chứng minh qua việc Nga thường xuyên bàn giao hợp đồng vũ khí cho Bắc Kinh và tiến hành những cuộc tập trận chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo