Quốc tế

Mỹ sắp có tên lửa đối không mới đấu với Nga

Để chiếm ưu thế trong không chiến trước tiêm kích Nga và Trung Quốc, Mỹ đã phát triển tên lửa đánh chặn thế hệ mới AIM-260.

Nga biến vũ khí cũ thành 'sát thủ' hành trình / Orion mang vũ khí tầm xa, tác chiến trên tầm tên lửa

Hiện nay chương tình tên lửa đánh chặn AIM-260 đang được thực hiện đúng tiến độ. Theo tiết lộ của Không quân Mỹ, chỉ trong năm 2020, lực lượng này đã phối hợp với nhà thầu Lockheed Martin tiến hành 30 cuộc thử nghiệm thành công.

Những vụ thử được thực hiện bằng cả phóng đạn không mục tiêu và đánh chặn mục tiêu thật. Mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm là chiếc UAV QF-16 được hoán cải từ tiêm kích F-16 đã bị loại biên.

My sap co ten lua doi khong moi dau voi Nga
Tiêm kích tàng hình F-35 phóng tên lửa đối không AIM-120.

Dù không tiết lộ kế hoạch trang bị AIM-260 nhưng Không quân Mỹ cho biết, việc thử nghiệm diễn ra rất thuận lợi sẽ giúp chương trình hoàn thành sớm hơn kế hoạch.

"Tiêm kích F-22 và F/A-18E/F sẽ là những chiến đấu cơ đầu tiên được trang bị AIM-260. Dòng F-35 và F-15X cũng sẽ được tích hợp tên lửa này trong tương lai", Không quân Mỹ cho biết.

Tướng Anthony Genatempo, Phó giám đốc Chương trình Vũ khí của Không quân Mỹ cho biết, AIM-260, còn có tên khác là "Tên lửa đối không chiến thuật liên quân" (JATM), được phát triển từ hơn hai năm qua nhưng đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ thừa nhận sự tồn tại của nó.

"Đây sẽ là vũ khí không chiến chủ lực của tiêm kích Mỹ trong tương lai. Nó có tầm bắn xa hơn dòng AIM-120, trang bị nhiều tính năng để đối phó với những mối đe dọa cụ thể từ tiêm kích Nga và Trung Quốc", tướng Genatempo nói.

Không có nhiều thông tin về tên lửa AIM-260, nhưng theo chuyên gia Thomas Newdick, tên lửa có kích thước tương đương mẫu AMRAAM và không sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) như tên lửa Meteor của châu Âu.

 

Mặc dù vậy, vị chuyên gia này không giải thích làm sao để JTAM có thể tăng đáng kể tầm bắn trong khi không tăng kích thước và dùng động cơ ramjet.

"Tiến bộ về động cơ nhiên liệu rắn và công nghệ đầu đạn, cũng như thân vỏ được tối ưu hóa về khí động học có thể tăng tầm bắn cho AIM-260. Điều này từng được áp dụng với tên lửa diệt radar AGM-88G, khi nó sử dụng đầu đạn nhỏ hơn nguyên mẫu AGM-88E để có thêm chỗ chứa nhiên liệu", chuyên gia Mỹ viết.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, có khả năng nó sẽ được lắp đầu dò kép với radar và camera ảnh nhiệt, cho phép bám bắt mục tiêu ngay cả khi bị gây nhiễu điện tử. Nếu đầu dò ảnh nhiệt bị chế áp, AIM-260 có thể dựa vào radar để lao tới mục tiêu.

Giới chuyên gia phương Tây cho rằng AIM-260 có thể được trang bị liên kết dữ liệu hai chiều, giúp tăng đáng kể độ chính xác hoặc thay đổi mục tiêu sau khi tên lửa rời bệ phóng.

Nó cũng có thể dùng dữ liệu dẫn bắn từ cảm biến bên ngoài thay vì radar tiêm kích, hạn chế khả năng đánh động đối phương như tên lửa truyền thống. Với AIM-260, chiến đấu cơ Mỹ hoàn toàn có thể tung ra đòn đánh bất ngờ và khiên đối phương không kịp phản ứng.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm