Quốc tế

Năm quốc gia có hải quân mạnh nhất thế giới trong 10 năm tới

Năm lực lượng hải quân mạnh nhất vào năm 2030 sẽ phản ánh tình trạng quyền lực phân tán rộng hơn trên thế giới. Một số quốc gia đầu tư vào việc duy trì trật tự quốc tế hiện tại, và coi sức mạnh hải quân là một phương tiện để duy trì nó.

Trung Quốc thử nghiệm trực thăng không người lái trên hạm / Cuộc chiến Karabakh chứng kiến chức năng đặc biệt của T-54/55

Tàu sân bay của hải quân Anh.

Tàu sân bay của hải quân Anh.

Chuyên gia của National Interest dự đoán 5 nền hải quân mạnh nhất ở thời điểm 10 năm tới.

Mỹ

Cường quốc hải quân thống trị trên toàn thế giới vào năm 1945, sẽ tiếp tục thống trị các vùng biển 85 năm sau đó. Đến năm 2030, Hải quân Mỹsẽ hoàn thành một nửa kế hoạch đóng tàu trong 30 năm và đã đóng ba tàu sân bay lớp Gerald R. Ford để bắt đầu thay thế các tàu sân bay lớp Nimitz hiện có. Số tàu đổ bộ có thể cao hơn một chút so với số hiện tại và con tàu đầu tiên trong lớp thay thế tàu ngầm tên lửa đạn đạo Ohio sẽ đi vào hoạt động vào năm 2031.

Trong các nhiệm vụ tác chiến trên mặt nước, cả ba tàu tuần dương lớp Zumwalt sẽ được phục vụ — giả sử chương trình vẫn được tài trợ đầy đủ — và Hải quân Mỹ sẽ chế tạo thêm 33 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Phiên bản thế hệ tiếp theo của loại tàu chiến đấu ven biển (LCS) sẽ được sản xuất vào năm 2030.

 

Anh

Thật nghịch lý là Hải quân Hoàng gia năm 2030 sẽ là lực lượng nhỏ nhất nhưng lại mạnh nhất trong lịch sử Anh. Sự kết hợp của hai tàu sân bay mới, khôi phục hoạt động của phi đội máy bay cánh cố định cho hải quân Anh sau 40 năm gián đoạn, và một hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo sẽ giữ cho Hải quân Hoàng gia Anh dù ít hơn về số lượng tàu chiến những vẫn nằm trong trong top 5.

Hạm đội mặt nước của Hải quân Hoàng gia Anh, hiện có 19 tàu khu trục và khinh hạm, sẽ còn thu nhỏ hơn nữa xuống còn 6 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type-45 và 8 khinh hạm Global Combat Ship. Số lượng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ không đổi ở mức 7 chiếc.

Trung Quốc

Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) năm 2030 sẽ tiếp tục xây dựng trên nền tảng kế hoạch PLAN đưa ra từ năm 2016. Hiện tại, Trung Quốc có 4 lớp tàu chiến lớn mà dường như họ hài lòng: tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type- 052D, khinh hạm Type- 054A , tàu hộ tống Type- 056 và tàu vận tải đổ bộ Type- 071. Cả bốn đều là những thiết kế trưởng thành trong quá trình sản xuất quy mô lớn, sẽ tạo thành phần lớn của đội tàu vào năm 2030.

 

Theo một dự đoán, vào năm 2030, PLAN sẽ có 99 tàu ngầm, bốn tàu sân bay, 102 khu trục hạm và khinh hạm, 26 tàu hộ tống, 73 tàu đổ bộ và 111 tàu tên lửa, tổng số 415 tàu, so với 309 chiếc của Hải quân Mỹ vào năm 2030. Điều này sẽ đưa Trung Quốc vào vị trí vững chắc là nước có hải quân lớn nhất thế giới tính theo số lượng tàu — mặc dù không tính theo tổng trọng tải.

Liệu Trung Quốc có thể đạt 415 tàu? Muốn như vậy có lẽ sẽ cần tăng gấp đôi số lượng tàu ngầm được sản xuất hàng năm, tăng cường sản xuất tàu khu trục để bù đắp khi các thiết kế cũ hết thời và gia tăng đáng kể tàu đổ bộ. Vã cũng cần thêm hai tàu sân bay đang hoạt động hoặc đang được xây dựng vào thời điểm 2030. Để đạt được mục tiêu, ngân sách của PLAN phải tăng đáng kể — vào thời điểm mà Trung Quốc được cho là sẽ áp dụng các biện pháp hãm đà tăng ngân sách quốc phòng.

Các tàu khác đang được xây dựng sẽ thành lập nên hạm đội của Trung Quốc vào năm 2030 là tàu khu trục Type- 055 và tàu sân bay Type 001A. Một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới để bổ sung và cuối cùng là thay thế lớp Type-094 Jin cũng có khả năng. Lớp 094 nổi tiếng là ồn ào và không phải là khí tài đặc biệt tốt để chứa một phần nhỏ trong số ba trăm đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.

Ấn Độ

Hải quân Ấn Độ sẽ là hải quân châu Á thứ hai (hoặc thứ ba, nếu tính cả Nga) trong danh sách này. Ấn Độ gần đây đã bắt đầu đổ các nguồn lực khổng lồ vào hải quân, và kết quả là đến năm 2030, hải quân Ấn Độ có thể là một trong 5 lực lượng hải quân hàng đầu hành tinh.

 

Trừ những phát triển không lường trước được của hải quân ở các nước khác, đến năm 2030, Ấn Độ sẽ có hạm đội tàu sân bay lớn thứ hai trên thế giới, với ba chiếc. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Ấn Độ sẽ có ba tàu sân bay: Vikramaditya, Vikrant và Vishal, trang bị 110–120 máy bay.

Ấn Độ cũng sẽ có ít nhất 9 tàu khu trục, bao gồm 2 tàu tên lửa dẫn đường lớp Kolkata, 3 chiếc thuộc lớp Delhi và 4 chiếc thuộc lớp Visakhapatnam đang được chế tạo.

Nga

Sự kết hợp giữa giá dầu đi xuống và các biện pháp trừng phạt của phương Tây từ việc sáp nhập bán đảo Crimea sẽ gây khó khăn cho bước tiến kinh tế của Nga trong tương lai gần. Sau khi tăng trưởng kinh tế lên đến 6% hàng năm, “con gấu” đang suy thoái mà không có dấu hiệu kết thúc ngay lập tức. Kế hoạch thay thế 90% thiết bị quân sự của Nga, bao gồm cả tàu và thiết bị hải quân, đã bị đình trệ.

Đến năm 2030, vị trí của Nga trong danh sách này một phần lớn là do hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của nước này. 8 tàu ngầm Borei, mỗi chiếc mang 20 tên lửa Bulava, sẽ được đưa vào biên chế, tạo thành hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớn thứ hai trên thế giới.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm