Quốc tế

Nga tiết lộ hệ thống chặn mọi tên lửa tấn công

Tập đoàn Uralvagonzavod Nga vừa tiết lộ thêm về khả năng của tăng Armata, trong đó có Afghanis - hệ thống có thể chặn mọi vũ khí chống tăng đối phương.

Armenia bắt đầu sản xuất súng trường tấn công AK-103 của Nga / Israel 'giật mình' khi Nga cho phép Ai Cập sản xuất T-90MS

Xe tăng T-14 Armata chính thức được Nga phát triển từ năm 2010 và được sản xuất sau đó 4 năm. Đây được coi là thành tựu mới nhất của công nghiệp quốc phòng Nga trong việc phát triển dòng tăng thế hệ mới thời kỳ hậu Xô Viết.

Bởi bên trong cỗ tăng này được tích hợp loạt hệ thống điện tử tối tân, nhiều tính năng của cỗ tăng này có thể tự hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của con người, trong đó có hệ thống phòng vệ chủ động Afghanis.

Nga tiet lo he thong chan moi ten lua tan cong
Tăng Armata.

Theo Uralvagonzavod, hệ thống Afghanis có thể phát hiện và phá hủy mọi loại vũ khí chống tăng trên thế giới hiện nay. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, radar của Afghanis gồm bốn anten mảng pha chủ động, cảnh báo các đầu đạn đang bay về phía xe.

Thiết bị gây nhiễu sẽ làm rối loạn quỹ đạo tên lửa - tia laser và radar dẫn đường sẽ bị khóa do màn khói. Với cấu tạo như Afghanis, đây là tấm khiên chặn cả một thế hệ súng chống tăng, kể cả tổ hợp tên lửa Javelin của Mỹ.

Đặc biệt, Afghanis có thể tiêu diệt cả đạn xuyên giáp (BPS) có lõi uranium nghèo của kẻ thù, bay ở tốc độ 1,5-2 km/s. Những thử nghiệm đánh chặn BPS đã diễn ra trong năm 2019.

Ngoài Afghanis, hiện chưa có hệ thống phòng thủ trên xe tăng nào trên thế giới được ghi nhận có thể ngăn được đòn tấn công loại đạn có lõi uranium. Dù đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy trong thử nghiệm và thực tế chiến đấu tại Syria nhưng hiện nay, Nga vẫn tiếp tục nâng cấp Afghanis.

"Hệ thống đang tiếp tục được cải thiện tính linh hoạt bằng thuật toán vi tính cụ thể để kiểm soát tốt hơn việc đánh chặn", Uralvagonzavod cho biết.

 

Hệ thống này hoạt động dựa trên kết hợp tín hiệu từ hệ thống radar mảng định pha chủ động và các cảm biến hồng ngoại lắp đặt trên xe tăng T-14 Armata để phát hiện các loại đạn chống tăng bắn tới.

Sau khi tính toán phần tử bắn, Afghanis sẽ phóng các đạn đánh chặn sử dụng cơ cấu nổ lõm để vô hiệu hóa mục tiêu trước khi nó kịp tấn công xe tăng.

Nhà sản xuất Nga tự tin cho rằng, để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tối tân của tăng Armata, Mỹ và đồng minh NATO cần phải cải thiện hệ thống tên lửa chống tăng.

Tuy nhiên, để làm được điều đó có thể phương Tây phải mất nhiều năm nữa. Đến khi đó, Afghanis có thể đã được nâng cấp tối tân hơn hoặc thay thế bằng một hệ thống phòng vệ khác.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm