Quốc tế

Pháo phòng không tự hành 2S38 Derivatsiya-PVO diệt cả máy bay lẫn thiết giáp

Pháo phòng không tự hành 2S38 Derivatsiya-PVO là vũ khí đa năng của Quân đội Nga, có thể chống lại cả máy bay lẫn thiết giáp.

Mỹ vừa thực hiện cải tiến đặc biệt trên máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider / Chuyên gia nói về ưu thế vượt trội của tác chiến điện tử Nga trước đối thủ

Pháo phòng không tự hành 2S38 Derivatsiya-PVO là vũ khí bất thường nhất được Nga tạo ra trong thời gian gần đây, nó sử dụng khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, lắp pháo 57 mm có tốc độ bắn 120 viên/phút, tầm xa 6 km và trần bay 4,5 km.

Pháo phòng không tự hành 2S38 Derivatsiya-PVO là vũ khí bất thường nhất được Nga tạo ra trong thời gian gần đây, nó sử dụng khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, lắp pháo 57 mm có tốc độ bắn 120 viên/phút, tầm xa 6 km và trần bay 4,5 km.

2S38 Derivatsiya-PVO có vai trò bảo vệ các đơn vị bộ binh cơ giới tiền tuyến và đổ bộ đường không. Nhiều chuyên gia quân sự mong đợi những tổ hợp này sẽ thay thế cho loại ZSU-23-4 Shilka huyền thoại.

Tổ hợp 2S38 rõ ràng không thể "vươn tay" để tấn công chiến đấu cơ hay máy bay ném bom chiến lược. Tuy nhiên nó gây ra một mối đe dọa chết người đối với trực thăng chiến đấu và UAV.

Vũ khí mới của Nga có khả năng bắn hạ tên lửa hành trình đang lao tới, bom dẫn đường có độ chính xác cao và quan trọng nhất là tiêu diệt máy bay không người lái kích thước nhỏ đang làm mưa làm gió trên chiến trường.

 

Tổ hợp 2S38 Derivatsiya-PVO sử dụng pháo AZP-57 được phát triển từ những năm 1940, nhưng nhờ loại đạn thông minh mới được phát triển, chúng sẽ khiến hệ thống phòng không này nguy hiểm hơn nữa.

Hệ thống điều khiển của Derivatsiya-PVO sẽ tính toán hướng bay của quả đạn này, cũng như xác định nơi phát nổ của nó nhờ vào việc một bộ đếm thời gian dạng ngòi điện tử sẽ được lắp đặt cho mỗi quả đạn.

Ngoài ra một loại đạn thông minh sắp ra đời, có thể cơ động với sự trợ giúp của "cánh gấp" giống như tên lửa, được hỗ trợ bằng hệ thống chỉ định mục tiêu thông qua tia laser tích hợp trên tháp pháo của pháo tự hành.

 

Ngoài chức năng phòng không, tổ hợp 2S38 Derivatsiya-PVO còn có thể chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và mục tiêu mặt đất như tốp bộ binh đối phương thông qua đạn pháo được cài đặt ngòi điện tử định tầm nổ.

Loại đạn này sẽ nổ chụp trên đầu tốp bộ binh ẩn nấp sau vật cản với độ chính xác rất cao, hiệu quả lớn hơn nhiều so với đạn pháo 125 mm và 30 mm được xe tăng chiến đấu chủ lực và xe hỗ trợ tăng BMPT mang theo.

Không chỉ đạn mới mà các loại đạn cũ như UBR-281 được chế tạo từ thời Liên Xô cũng rất đáng gờm khi có khả năng xuyên thủng thép dày 96 mm ở cự ly 1 km, đủ để tiêu diệt các xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, Marder và Strf 90 tối tân mà Ukraine sở hữu.

 

Xe tăng Leopard 1A5 Đức cung cấp cho Quân đội Ukraine cũng có thể gặp vấn đề lớn với pháo AZP-57. Giáp phần trước của chúng chỉ dày 70 mm, và hai bên tương đương 45 mm.

Bên cạnh đó, xe tăng Leopard 2 cũng không được bảo vệ nhiều ở khu vực hai bên thân, khi chúng có lớp giáp chỉ dày 60 - 70 mm ở đó, không chỉ có vậy, con số này ở M1 Abrams cũng chỉ là 65 mm, tức là có thể bị đạn UBR-281 xuyên thủng.

Mặc dù vậy theo nhận xét, việc sử dụng pháo AZP-57 để chống lại xe tăng mang lại quá nhiều rủi ro, bởi đạn 57 mm khó ảnh hưởng tới chiến xa đã lắp giáp phụ hay giáp phản ứng nổ, trong khi vỏ giáp của 2S38 Derivatsiya-PVO lại khá yếu.

 

Vai trò thích hợp nhất đối với tổ hợp pháo tự hành này dĩ nhiên vẫn là chống mục tiêu tấn công đường không, khả năng diệt thiết giáp là có, nhưng chỉ nên sử dụng với mục đích tự vệ mà thôi.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm