Quốc tế

Phi công thử nghiệm nói về ưu điểm vượt trội của tiêm kích F-16 Block 70

Phi công yêu thích những gì ở tiêm kích đa năng F-16 Block 70, điều này đã được giải đáp phần nào.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được tăng tầm bắn hơn 3 lần / Tại sao tiêm kích MiG-35 xứng đáng có 'cơ hội thứ hai'?

Tuần trước, công ty Lockheed Martin cùng với Không quân Mỹ đã tổ chức một sự kiện khá bất thường - kỷ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên của tiêm kích F-16 Fighting Falcon, diễn ra vào ngày 20/1/1974.

Tuần trước, công ty Lockheed Martin cùng với Không quân Mỹ đã tổ chức một sự kiện khá bất thường - kỷ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên của tiêm kích F-16 Fighting Falcon, diễn ra vào ngày 20/1/1974.

Kể từ thời điểm đó, hơn 4.500 chiếc máy bay loại này đã được chế tạo, chúng đã tham gia nhiều trận chiến khác nhau và sắp tới sẽ có màn "thử lửa" lớn nhất trên chiến trường Ukraine.

Bản sửa đổi gần đây nhất của loại máy bay này là Block 70/72, hiện đang được sản xuất cho một số khách hàng khác nhau, chúng ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ năm.

Trang War Zone đã nói chuyện với một phi công thử nghiệm của Lockheed Martin biệt danh Kujo, hiện là thành viên chủ chốt của Nhóm thử nghiệm sửa đổi đối với phiên bản F-16 Block 70/72 ở Greenville.

 

Anh ta gia nhập Không quân Mỹ vào năm 1998, là người thành thạo việc điều khiển tiêm kích F-16. Biến thể đầu tiên phi công này bay là Block 30, và dành phần lớn thời gian để kiểm tra các bản sửa đổi Block 40 và Block 50.

Về bản sửa đổi mới nhất, Kujo đề cập đến chuyến bay trên một chiếc tiêm kích được chế tạo theo hợp đồng cho Bahrain (năm 2017, quốc gia Trung Đông này đã đặt mua 16 chiếc F-16 Block 70).

Viên phi công lưu ý: "Để lái chiếc máy bay hoàn toàn mới, sáng bóng này, và thực hiện nhiều bước kiểm tra khác nhau là một thách thức rất lớn. Thật thú vị khi trở thành một phần của nó".

 

Trước hết, anh ấy chỉ vào radar AESA: “Khi nhìn vào F-16 Block 70 với radar AN/APG-83, bạn sẽ thấy ngay khí tài này có tầm hoạt động xa hơn và thời gian quét nhanh hơn”.

Kujo nhấn mạnh phi công chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ không đối không, nhưng F-16 là máy bay đa năng nên nhiệm vụ tấn công mặt đất cũng rất quan trọng.

Phi công Kujo lưu ý: “Bạn có thể lập bản đồ không đối đất cùng lúc với việc chiến đấu không đối không. Với radar AESA, tôi có thể nhìn thấy mục tiêu từ lâu trước khi nó trở thành mối đe dọa và tôi có thời gian để phát triển chiến thuật hợp lý".

 

Ngoài ra màn hình trung tâm trong buồng lái có kích thước 6x8 inch, trong khi trước đây chỉ có 2 màn hình ở hai bên và kích thước nhỏ hơn (4x4 inch). Phi công Kujo cho biết: “Nhờ màn hình trung tâm lớn nên có nhiều không gian hơn để hiển thị những thứ khác nhau”.

"Ví dụ điển hình chính là bạn có thể quan sát đồng thời tình hình trên không và trên mặt đất, hiển thị dữ liệu từ các thiết bị ngắm bắn mục tiêu hay trạng thái sẵn sàng của vũ khí".

Phi công Kujo cũng đề cập đến Auto GCAS (Hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động), hệ thống này thực sự mang lại lợi ích lớn cho F-16 Block 70, khi Lockheed Martin sẽ giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn đến thương vong của phi công.

 

Trên trang web chính thức của mình, công ty nói về một trong những tình huống khi học viên phi công bất tỉnh trong chuyến bay và chính hệ thống Auto GCAS đã cứu chiếc tiêm kích và trên hết là bảo toàn tính mạng cho người lái.

Lockheed Martin dự báo với những ưu điểm vượt trội, nhiều lực lượng không quân trên thế giới đang sử dụng những biến thể F-16 đời cũ sẽ sớm cập nhật phi đội của mình lên phiên bản Block 70 tiên tiến.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm