Quốc tế

Sai lầm của phi công khiến F-35 có thể bị...An-12 bắn hạ

Nỗ lực của NATO nhằm thể hiện sự vượt trội của máy bay chiến đấu F-35 hóa ra lại là một sai lầm chết người đối với loại tiêm kích nói trên.

Siêu vũ khí giúp Nga duy trì vị thế trên trường quốc tế / Chuyên gia Israel: Vũ khí siêu thanh Nga "xuyên thủng" lá chắn tên lửa Mỹ

Theo trang Avia-pro, vụ đánh chặn máy bay quân sự của Nga lần đầu tiên trên bầu trời Biển Baltic bởi tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 của Không quân Ý hóa ra hoàn toàn vô dụng.

Lý do là bởi vì chiếc vận tải cơ An-12 - đối tượng bị F-35 đánh chặn thậm chí đã gây ra mối đe dọa rất nguy hiểm đối với chiếc máy bay chiến đấu của NATO - bất chấp sự hiện diện của vũ khí tối thiểu, F-35 lọt vào tuyến bắn của máy bay Nga.

Cụ thể, phi công điều khiển tiêm kích F-35 đã mắc sai lầm chết người khi tiếp cận máy bay quân sự Nga từ phía sau. Một điểm đặc trưng của máy bay vận tải An-12 là sự hiện diện của một tháp pháo ở đuôi với hai khẩu pháo 23 mm AM-23.

Theo dữ liệu được đưa ra, quên mất điều này, kíp lái của tiêm kích F-35 đã băng qua khu vực bắn. Trong trường hợp có các hành động gây hấn thực sự, phi hành đoàn của máy bay An-12 của Nga có thể "dễ dàng" bắn hạ hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35.

Sai lam cua phi cong khien F-35 co the bi...An-12 ban ha
Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Ý tiếp cận máy bay vận tải An-12 của Nga

Tính đến thời điểm hiện tại, đây là lần sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đầu tiên được NATO triển khai tại Estonia để chống lại máy bay quân sự của Nga trên khu vực Biển Baltic.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng NATO sợ tiếp cận các tiêm kích đích thực, và do đó một mục tiêu hoàn toàn an toàn đã được lựa chọn đó là chiếc An-12, tuy nhiên phi công tiêm kích NATO lại đưa mình vào thế nguy hiểm và không chứng tỏ được gì.

Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng phi công lái chiếc F-35 rõ ràng nhận biết được tháp súng của An-12, nhưng anh ta vẫn tiếp cận từ phía sau bởi biết rõ sẽ không có nguy hiểm nào xảy ra đối với mình, bởi sự tin tưởng sẽ không có phát đạn nào được bắn ra, thậm chí có khai hỏa cũng chưa chắc đã phát huy tác dụng.

Đây là một tình huống hộ tống và kèm sát điển hình, còn nếu là tình huống đánh chặn thực sự có sử dụng vũ khí thì dĩ nhiên chiếc F-35 không bao giờ lọt vào tầm bắn của vận tải cơ Nga như trên.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm