Quốc tế

Su-30SM có tên lửa diệt hạm tầm bắn 1.000km

Theo truyền thông Nga, việc chiến đấu chống lại nhóm tấn công tàu sân bay của đối phương sẽ trở thành "trò giải trí" cho tiêm kích Su-30SM của Nga.

Đằng sau vụ UAV tấn công Okhotnik ném bom ở Syria / Chuyên gia Nga tiết lộ chiến thuật diệt gọn tàu sân bay Ford

Theo báo chí Nga, máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM có thể được trang bị tên lửa chống hạm hạng tầm xa độc đáo, được tạo ra trên cơ sở tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kh-32 - thứ vũ khí vốn được thiết kế cho oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3.

Loại tên lửa mới này cho phép tiêm kích hạng nặng Su-30SM không chỉ chiến đấu chống lại tàu mặt nước của kẻ địch, mà còn thực hiện các cuộc tấn công chính xác tiêu diệt tàu sân bay từ khoảng cách lên tới 1.000 km.

“Máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ được trang bị tên lửa không đối hạm hạng nặng mới. Các chuyên gia chắc chắn rằng chúng ta đang nói về tên lửa siêu thanh nhiên liệu lỏng Kh-32, vốn trước đây chỉ được sử dụng trên máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3".

"Quá trình hiện đại hóa các tiêm kích Su-30SM đang được thực hiện trong khuôn khổ công việc phát triển. Cơ số đạn lớn sẽ cho phép nó bắn trúng mục tiêu trên mặt đất và mặt biển ở khoảng cách lên đến 1.000 km".

"Theo đặc tính kỹ thuật của tên lửa, nó có khả năng tăng tốc tới gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5) ở độ cao 40 km. Đường kính của tên lửa là 90 cm, trọng lượng gần 6 tấn. Nguồn cung cấp nhiên liệu cho phép bay được quãng đường lên tới 1000 km", tờ báo Komsomolskaya Pravda đưa tin.

Su-30SM co ten lua diet ham tam ban 1.000km
Tiêm kích Su-30SM sẽ trở thành sát thủ diệt hạm cực kỳ đáng sợ nhờ siêu tên lửa thế hệ mới

Trước đó, thông tin về việc phát triển tên lửa hành trình mới cho tiêm kích Su-30SM đã xuất hiện, tuy nhiên không có chi tiết nào được tiết lộ về vấn đề này.

Nếu chúng ta thực sự đang nói về một loại tên lửa được tạo ra trên cơ sở Kh-32, thì điều này có nghĩa là máy bay chiến đấu của Nga sẽ dễ dàng tiêu diệt toàn bộ nhóm tấn công tàu sân bay của đối phương từ khoảng cách không thể tiếp cận đối với máy bay và hệ thống phòng không.

Vấn đề còn lại của người Nga đó là gia cố khung thân cho tiêm kích Su-30SM để mẫu cứng hạng nặng tại trung tâm của nó chịu được sức nặng lên tới 6 tấn của quả tên lửa, tuy nhiên công việc này họ đã có kinh nghiệm khi thực hiện thành công trên chiếc MiG-31K để mang Kh-47M2 Kinzhal.

Ngoài phục vụ trong không quân Nga, không loại trừ khả năng phiên bản xuất khẩu của siêu tên lửa này sẽ được tạo ra, cho dù tầm bắn của nó sẽ giảm đi đáng kể để phù hợp với các hiệp ước quốc tế.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm