Quốc tế

T-14 Armata với pháo 152 mm có thể trở thành "xe tăng hạt nhân"

DNVN - Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới T-14 Armata ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015, nó đang được biên chế trong Quân đội Nga với số lượng hạn chế.

Mỹ công bố cách vô hiệu hóa tên lửa của S-300 và S-400 khi tiếp cận / Tại sao Algeria cần MiG-29M / M2 hiện đại hóa?

Hiện tại, các chuyên gia đang phát triển một số công nghệ tiên tiến để mở rộng khả năng của nó, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu đa dạng hơn.

Theo tạp chí Military Watch, Armata là một trong ba lớp xe tăng thế hệ thứ tư hiện đang được biên chế cùng với K2 của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản, nó được công nhận là loại MBT hiệu quả thứ hai trên thế giới sau K2. Tuy nhiên thiết kế đầy tham vọng của T-14 tiềm ẩn khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí mới và công nghệ khác của tương lai.

Các chuyên gia đề xuất trang bị cho T-14 một khẩu pháo hạng nặng 152 mm, điều này sẽ mang lại lợi thế đáng kể về hỏa lực so với các đối thủ. Trong những năm cuối cùng dưới thời Liên Xô, khẩu pháo như vậy đã được tạo ra cho T-80 với mục đích thử nghiệm. Nhưng khung gầm Armata tỏ ra phù hợp hơn để mang loại vũ khí như vậy.

T-14 Armata sẽ được trang bị pháo 152 mm. Ảnh: Military Watch.

T-14 Armata sẽ được trang bị pháo 152 mm. Ảnh: Military Watch.

Military Watch nhắc nhở rằng Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh đã triển khai một loạt các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật. Không giống như Hoa Kỳ, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật không nằm trong học thuyết quân sự chính thức của Nga, mặc dù trong những năm gần đây Điện Kremlin đã đầu tư phát triển các loại vũ khí tiên tiến hơn. Về vấn đề trên, sự xuất hiện của T-14 trong "thiết kế hạt nhân" mặc dù viễn tưởng nhưng vẫn có thể xảy ra.

Các nước NATO đang dần chuyển sang sử dụng các loại xe bọc thép thế hệ thứ tư của riêng mình.Ví dụ, Ba Lan đang xem xét việc mua xe tăng K2 của Hàn Quốc. Do vậy những lời kêu gọi trang bị pháo 152 mm cho T-14 thay vì pháo 125 mm được sử dụng hiện nay là khá chính đáng.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm