Quốc tế

Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn

Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm và trong hầm silo đều mang lại sự hủy diệt và chết chóc, đều có tầm phóng khoảng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km; nguyên lý hoạt động của các phương tiện mang giống hệt nhau, tuy nhiên vị trí bố trí đóng vai trò quan trọng đối với chúng.

Liên hợp quốc cảm ơn Việt Nam chữa khỏi cho nhân viên mắc Covid-19 nặng / Su-35 và Su-27 của Nga đánh chặn tiêm kích F-35 lần thứ ba trong tháng?

Tên lửa hạt nhân trong silo

Cho đến những năm 1960, tên lửa, bao gồm cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, được đặt trên các bãi phóng lộ thiên - và thậm chí không được che giấu dưới bất kỳ hình thức nào và theo thời gian, điều đó chứng tỏ là một sai lầm lớn. Lúc đầu, tên lửa bị “chôn” ở độ sâu 30 mét, sau đó, trong những năm 1970, Mỹ đã xem xét khả năng đặt tên lửa Vulcan ở độ sâu 300 đến 900 mét. Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi quá nhiều công sức và tốn kém.

Ngày nay, các silo (bệ phóng ngầm trong lòng đất) được khoan trong nền đất cứng từ ​​50 đến 100 mét. Theo Tiến sĩ khoa học kỹ thuật và là cựu sĩ quan Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Petr Belov, kính trong nhà bung ở áp suất 0,05 atm, các tòa nhà sụp đổ ở 0,2 atm, và để phá hủy silo hạt nhân thì phải cần áp suất lên đến 100 atm. Nói một cách đơn giản, các hệ thống silo hầu như không thể bị phá hủy bởi bất kỳ phương tiện hiện có nào.

Tên lửa hạt nhân trong silo dễ bị nguy cơ khủng bố hơn tàu ngầm; Nguồn: onlyinyourstate.com
Tên lửa hạt nhân trong silo dễ bị nguy cơ khủng bố hơn tàu ngầm; Nguồn: onlyinyourstate.com.

Các thiết bị phóng hiện đại dành cho tên lửa đạn đạo UR-100 được trang bị hệ thống khớp nối mở nhanh giúp chúng có thêm khả năng bảo vệ. Các tên lửa được đặt trong các thùng chứa vận chuyển và phóng hạng nặng, ngay trước khi phóng, một “lá chắn thép” nặng hơn 100 tấn được gấp lại, sau đó tên lửa cùng đầu đạn bắt đầu di chuyển về phía mục tiêu. Lợi thế của các hầm chứa tên lửa đạn đạo hạng nặng là rõ ràng, vì vậy, báo chí gọi chúng là “nhân tố tấn công chính” của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Tuy nhiên, ngay cả “nhân tố chính” cũng có thể bị phá hoại. Các silo phóng tên lửa hạt nhân có khả năng chống lại tất cả các loại tác động bên ngoài, lại cực kỳ dễ bị tổn thương trước các hành động của một số kẻ phá hoại. Một nhóm khủng bố được trang bị súng phóng lựu thâm nhập vào cơ sở bí mật tương ứng sẽ có thể dễ dàng phá hủy toàn bộ khu phức hợp từ bên trong. Chúng cũng có thể đặt một quả mìn trong khu silo dọc theo đường đi của tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân - và khi đó, khả năng cao là một thảm họa khủng khiếp tại căn cứ tên lửa.

Chống đỡ một cuộc tấn công như vậy sẽ không hề dễ dàng đối với lực lượng bảo vệ. Đối tượng được bảo vệ được bao quanh bởi lưới điện an ninh cao áp P-100. Nhưng vấn đề là dòng điện được cung cấp cho nó từ phòng bảo vệ hoặc phòng trực, cũng rất dễ bị phát hiện và “ngắt” - nếu người ta biết vị trí. Tất cả các đối thủ tiềm năng đều biết vị trí của tất cả các cơ sở lắp đặt silo - điều có nghĩa là có nguy cơ xảy ra một hoạt động khủng bố, với những hậu quả thảm khốc quy mô lớn.

Sau khi ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START), hàng trăm hầm chứa tên lửa hạng nặng trên lãnh thổ nước Nga đã được loại bỏ. Hiện giờ Nga được trang bị khoảng 50 tên lửa Voevoda và vài chục tên lửa UR-100. Trong những năm gần đây, Nga đã đặt cược vào hệ thống tên lửa hạt nhân Yars bố trí trên mặt đất di động, được ngụy trang và đáng tin cậy với khả năng việt dã cao.

Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm

 

Thông tin định kỳ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rằng Hải quân Mỹ đang triển khai các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có sức công phá thấp và trung bình “để kiềm chế Nga”. Trong trường hợp gây hấn giả định, Nga chắc chắn có gì đó để đáp trả. Ý tưởng sử dụng tàu ngầm để triển khai vũ khí hạt nhân được Viện sĩ Igor Kurchatov đề xuất vào năm 1949, nhưng nó được hiện thực hóa lần đầu tiên ở Mỹ, vào năm 1952 - trên tàu ngầm Nautilus; Liên Xô vào năm 1958 đã thành công với tàu “K-3”.

Tàu ngầm tên lửa hạt nhân có khả năng cơ động đáng kể; Nguồn: reddit.com
Tàu ngầm tên lửa hạt nhân có khả năng cơ động đáng kể; Nguồn: reddit.com.

Hiện nay, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân được chia thành ba nhóm tùy theo mục đích và phương thức phóng đầu đạn: tàu ngầm đa năng, tàu ngầm mang tên lửa chiến lược và tàu ngầm mang tên lửa hành trình. Trong trường hợp đầu tiên, đầu đạn hạt nhân được phóng đi dưới dạng một quả ngư lôi, trong trường hợp thứ hai - dưới dạng tên lửa đạn đạo và trong trường hợp thứ ba - dưới dạng tên lửa hành trình.

Trang The National Interest của Mỹ năm 2019 từng nhận định, tàu ngầm Borey có khả năng khiến nước Mỹ không thể chịu nổi. Mỗi tên lửa trong số 16 tên lửa R-30 Bulava trên tàu Borey mang theo 6 đầu đạn hạt nhân 150 kiloton, chúng phân tách và tiêu diệt các mục tiêu riêng lẻ. Thêm vào đó, các tàu ngầm của Nga đã trở nên yên lặng, khiến việc chống lại chúng trở nên khó khăn hơn nhiều. Mặc dù có vỏ bằng hợp kim titan, nhưng việc gây hư hại hoặc phá hủy tàu ngầm dễ hơn so với hầm phóng silo.

Tên lửa nào tốt hơn và tên lửa nào lợi hại hơn?

Không có kết luận cuối cùng về vấn đề này, cả tên lửa phòng từ silo và tên lửa phóng từ tàu ngầm gắn đầu đạn hạt nhân đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vai trò quan trọng không phải do phương tiện mang mà do đặc thù của vị trí bệ phóng.

 

Nga không vội vàng từ bỏ hoàn toàn các hầm phóng, ngay cả khi chúng cố định: xét cho cùng, chúng đáng tin cậy một cách lý tưởng trong trường hợp đối phương tấn công bằng tên lửa và bom. Trong khi đó, tàu ngầm dễ bị tổn thương hơn nhiều từ bên ngoài, nhưng chúng có được ưu thế là khả năng cơ động đáng kể.

Ngoài ra, việc thực hiện các cuộc tấn công khủng bố trên tàu ngầm hạt nhân ít có khả năng xảy ra hơn nhiều so với các cuộc tấn công hầm phóng. Trong lĩnh vực tiềm năng tên lửa hạt nhân, hơn bất cứ điều gì khác, sự đa dạng là quan trọng và có lợi. Càng có nhiều lựa chọn sử dụng tiềm năng, thì khả năng phòng thủ quốc gia càng cao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm