Tên lửa phòng không 60 tuổi của Liên Xô lập "chiến công" mới tại Syria
Nga hiệu chỉnh Uran-9 tại chiến trường Syria / Những chiếc Tu-22M3 của Nga bị triệu hồi từ Syria trở về căn cứ
Trung úy lực lượng vũ trang Syria Muhammad Shahshir trong cuộc phỏng vấn với TASS đã cho biết, trong cuộc diễn tập mới đây, một số thiết bị bay không người lái đã bị phát hiện bởi radar của hệ thống phòng không Dvina.
“Khi mục tiêu bay đến gần và đi vào cự ly tác chiến hiệu quả, chúng tôi lập tức thực hiện vụ phóng tên lửa”, sĩ quan chỉ huy khẩu đội phòng không cho biết. Kết quả là mục tiêu trên không bị tiêu diệt hoàn toàn.
Theo thông báo, chỉ mất khoảng 10 phút kể từ thời điểm phát hiện mục tiêu cho đến khi thực hiện vụ phóng tên lửa, và từ khi tên lửa được phóng đến lúc hạ gục máy bay không người lái diễn ra không quá 30 giây.
S-75 Dvina (SA-2 Guideline) là tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung - cao do Liên Xô chế tạo. Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử.
SA-2 Guideline trở nên nổi tiếng lần đầu tiên khi một khẩu đội S-75 đã bắn hạ chiếc máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Mỹ khi nó đang do thám không phận Liên Xô vào năm 1960.
Thành tích nổi bật của S-75 được Quân đội nhân dân Việt Nam thiết lập, khi đã sử dụng rất hiệu quả trong cuộc đối đầu không quân Mỹ. Tổ hợp này còn được sản xuất tại Trung Quốc dưới tên gọi HQ-1/2 (Hồng Kỳ 1/2). Một số quốc gia khác cũng sản xuất rất nhiều biến thể của S-75.
S-75 Dvina là loại vũ khí phòng không được chế tạo để bảo vệ mục tiêu cố định như các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư lớn, căn cứ quân sự, sở chỉ huy và những yếu địa khác; vì vậy tính chất tác chiến chủ yếu của nó là cố định.
Hệ thống S-75 sử dụng đạn tên lửa V-750 gồm tầng khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng. Thông số cơ bản: chiều dài 10,6 m; đường kính 0,7 m; trọng lượng phóng 2.300 kg; đầu đạn 200 kg HE; bán kính sát thương 65 m; tầm bắn 50 km, trần bay 25 km.
SA-2 hiện vẫn còn trong biên chế của quân đội một số nước, mặc dù đa phần các quốc gia khác đã loại biên hoặc hoán cải thành mục tiêu tập bắn cho các hệ thống phòng không hiện đại hơn.
Đạn tên lửa SA-2 có nhược điểm là dùng nhiên liệu lỏng (gồm hai chất riêng biệt thường gọi là chất "O" và chất "Gh") cực kỳ độc hại, thường xuyên phải thay thế, tăng hạn mới có thể trực chiến lâu dài.
Thêm vào đó, tên lửa V-750 có khả năng cơ động rất kém cùng với việc radar dẫn bắn FAN SONG và SPOON rất dễ bị vô hiệu hóa khi gặp nhiễu, khiến cho nó gần như không còn chỗ đứng trong tác chiến phòng không hiện đại.
>> Xem thêm: Thổ sẽ dùng ULAQ nếu căng thẳng Địa Trung Hải tái diễn
Tuy nhiên theo phía Nga, để cải thiện đặc tính của S-75, các công nghệ áp dụng trên S-300PMU-1 hiện đại đã tích hợp. Vì vậy hệ thống này có thể đánh trả nhiều loại vũ khí tấn công đường không, bao gồm cả tên lửa hành trình tàng hình.
>> Xem thêm: Mỹ phải sớm loại bỏ tàu chiến LCS là do...Moscow?
Trong cuộc diễn tập mới đây tại Syria, việc tên lửa V-750 của tổ hợp S-75 hiện đại hóa bắn hạ được chiếc máy bay không người lái cho thấy tính năng của nó là đáng gờm, bởi loại mục tiêu tương tự (ví dụ như chiếc Bayraktar TB2) đã qua mặt nhiều tổ hợp hiện đại hơn.
>> Xem thêm: Khám phá vũ khí quyền lực nhất trên đại dương ở cả 2 cuộc đại chiến thế giới
Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng phía Syria chưa công bố dữ liệu cụ thể về mục tiêu bị bắn hạ, đó là nó bay ở độ cao nào và diện tích phản xạ radar của UAV là bao nhiêu.
>> Xem thêm: Khám phá súng máy FN Evolys thế hệ mới của Bỉ sắp cạnh tranh thị trường quốc tế
Nếu đó là một UAV mục tiêu có kích thước lớn và hoạt động ở độ cao lý tưởng thì nó rõ ràng là đối tượng rất dễ bị bắn hạ, bất
>> Xem thêm: Pháo ATAGS, vũ khí giúp Ấn Độ đọ sức với pháo binh đối phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo