Quốc tế

Toàn cảnh chiến sự trưa 30/3: Tổng thống Putin ra yêu cầu đặc biệt với Ukraine ở Mariupol

Khi điện đàm với người đồng cấp Pháp Macron, Tổng thống Nga Putin khẳng định để giải quyết vấn đề nhân đạo, phía Ukraine cần hạ vũ khí.

Nga cam kết giảm các hoạt động quân sự gần Kiev, Tổng thống Mỹ Biden: Hãy chờ xem! / Chuyên gia hé lộ số tên lửa chính xác QĐ Nga sở hữu - Đủ dùng ở Ukraine thêm... vài năm?

Nga đảo quân, chiến sự Ukraine có thể sắp xảy ra biến lớn?

Hôm qua, Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine lần đầu tiên thông báo về việc Quân đội Nga rút khỏi Kiev, tuy nhiên sau đó họ "đính chính" lại rằng đó chỉ là việc đảo quân.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga thông báo giảm hoạt động quân sự trên hướng Kiev và Chernigov.

Tiếp đó, trong các thông báo mới nhất, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine khẳng định: Dường như Nga tiến hành đảo quân, và có thể đối phương đang đánh lạc hướng một cách có chủ ý với các lực lượng vũ trang Ukraine về việc từ bỏ siết chặt vòng vây với thủ đô Kiev.

Chiến sự Ukraine tính tới thời điểm này có những diễn biến đáng chú ý như sau.

Trên hướng Bắc và Đông Bắc. Quân đội Nga đã tiêu diệt lữ đoàn thứ tư của Vệ binh Quốc gia Ukraine gần Gostomel; UAF đã chiếm được một số khu vực trong khu vực Irpin;

Trên hướng Đông. Các cuộc đụng độ tiếp tục ở Maryinka và phía bắc Avdiivka; Các cuộc đụng độ tiếp tục ở phía nam Izyum; Tại vùng Ugledar, giao tranh vẫn tiếp diễn gần các làng Slavnoye và Novomikhailovka;

Toàn cảnh chiến sự trưa 30/03: TT Nga Putin ra yêu cầu đặc biệt với Ukraine ở Mariupol - Ảnh 1.

Bản đồ cập nhật chiến sự trên các mặt trận ở Ukraine tính tới ngày 29/03.

Trên hướng Nam. Một tên lửa hành trình đã bắn trúng tòa nhà của cơ quan hành chính khu vực Mykolaiv;

Các lực lượng vũ trang Ukraine (UAF) đã tấn công các lực lượng Nga ở Kherson nhưng được cho là đã bị đẩy lùi ở Chernobayevka và buộc phải quay trở lại khu vực Mykolaiv. UAF được cho là đã đẩy lùi các đơn vị Nga khỏi làng Lukyanovka; Các cuộc đụng độ giữa UAF và lực lượng Nga tiếp tục ở phía bắc Akhtyrka;

Ở phía ngược lại, các binh sĩ Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã giành quyền kiểm soát các làng Ivanovka, Novosadovoe.

Trong khi đó, tại điểm nóng Mariupol, liên tiếp 2 đêm 28 và 29/03, Không quân Ukraine điều trực thăng cố gắng vào giải cứu các chỉ huy của lực lượng Azov và thủy quân lục chiến còn đang bị kẹt lại trong vòng vây của Quân đội Nga.

Phi vụ đầu tiên hôm 28/03 máy bay bị bắn hạ. Ngày 29/03 phía Ukraine cố gắng điều 1 trực thăng nhưng bị áp chế không dám hạ cánh.

 

Trên hướng Tây. Tên lửa hành trình của Nga đã phá hủy một cơ sở nhiên liệu lớn gần Klevan;

Toàn cảnh chiến sự trưa 30/03: TT Nga Putin ra yêu cầu đặc biệt với Ukraine ở Mariupol - Ảnh 3.

Bản đồ chiến sự tại Mariupol tính tới hết ngày 29/03/2022.

Tổng thống Nga Putin ra yêu cầu đặc biệt với Ukraine

Ngày 29-3, vòng đàm phán hòa bình mới nhất giữa Nga và Ukraine diễn ra tại Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul.

Sau cuộc đàm phán, người đứng đầu phái đoàn đàm phán Nga – ông Vladimir Medinsky đã đưa ra một đề xuất bằng văn bản cho một hiệp ước hòa bình giữa hai nước, mà ông mô tả là "thực chất". Ông Medinsky cho biết đề xuất sẽ được chuyển tới Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét.

Tổng thống Nga Putin: Để giải quyết vấn đề nhân đạo, phía Ukraine cần hạ vũ khí

 

Ngày 29/3, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Macron để tiếp tục thảo luận về tình hình tại Ukraine, ngay sau khi vòng đàm phán hòa bình mới giữa Moscow và Kiev tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) kết thúc.

Theo đó, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về kết quả của cuộc đàm phán và đặc biệt lưu ý tình hình nhân đạo ở Ukraine.

Tổng thống Putin thông báo về các biện pháp mà quân đội Nga đã thực hiện nhằm cung cấp các hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp và đảm bảo sơ tán dân thường, trong đó có hoạt động sơ tán ở thành phố cảng Mariupol, miền Đông Ukraine.

Toàn cảnh chiến sự trưa 30/03: TT Nga Putin ra yêu cầu đặc biệt với Ukraine ở Mariupol - Ảnh 4.

Một binh sĩ Ukraine đứng bên cạnh một xe quân sự (được cho là của Nga) đang bốc cháy.

Nga cam kết giảm "đáng kể" hoạt động gần Chernihiv và thủ đô Kiev

 

Hiệu quả thực tế tức thì từ cuộc đàm phán sẽ là giảm leo thang các hoạt động quân sự ở một số vùng của Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Nga cam kết giảm "đáng kể" hoạt động của mình gần các thành phố của tỉnh Chernihiv và thủ đô Kiev.

Ukraine muốn có các đảm bảo an ninh giống NATO

Ông David Arakhamia – trưởng phái đoàn đàm phán Ukraine cho biết Kiev tìm kiếm một bảo đảm an ninh tương tự như quy định trong Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ông Arakhamia nêu tên các nước Nga, Anh, Trung Quốc, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Canada, Ý, Ba Lan và Israel như những nước có thể mang lại bảo đảm an ninh cho Ukraine. Theo lời ông thì một số nước đã đưa ra thỏa thuận sơ bộ về vấn đề này.

Ukraine không tham gia khối quân sự nào, và phi hạt nhân hóa

Trong đề xuất sau đàm phán, Ukraine cam kết không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không tiếp nhận quân đội nước ngoài, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trong lãnh thổ, theo ông Medinsky – trưởng đoàn đàm phán Nga. Theo đề xuất, ngay cả các cuộc tập trận quân sự cũng cần có sự chấp thuận trước của những nước đảm bảo an ninh.

 

Ukraine cũng cam kết không tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, ộng Medinsky cho biết thêm. Tuy nhiên đổi lại Ukraine muốn Nga không phản đối khả năng nước này gia nhập Liên minh châu Âu vào một ngày nào đó.

Các vấn đề Crimea, Donbass chưa được giải quyết

Theo ông Medinsky, phía Ukraine đã đề xuất tạm hoãn xử lý tình trạng Crimea trong 15 năm, trong thời gian này số phận Crimea sẽ được thương lượng và cả hai bên cam kết không sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết. Tuy nhiên ý này của Ukraine không phù hợp với quan điểm của Nga rằng Crimea là một phần lãnh thổ của mình và Kiev cần phải công nhận.

Trưởng đoàn đàm phán Nga nói Ukraine cũng đã tìm cách đưa "các phần" của các khu vực Donetsk và Lugansk vào định nghĩa lãnh thổ của mình nhằm mục đích đảm bảo an ninh. Trong khi đó, từ ngày 21-2 Nga đã chính thức công nhận Donetsk và Lugansk là các quốc gia có chủ quyền - trong ranh giới khu vực đầy đủ của hai vùng này, chỉ vài ngày trước khi đưa quân vào Ukraine ngày 24-2.

Ông Medinsky nói phía Ukraine không nêu rõ liệu nước này có từ bỏ yêu sách lãnh thổ đối với Donetsk và Lugansk hay không. Trước tháng 2, Ukraine kiểm soát một phần lớn cả Donetsk và Lugansk và coi các khu vực này là lãnh thổ của mình.

 

Trưởng đoàn đàm phán Ukraine – ông Arakhamia nói rõ rằng Kiev sẽ khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ mà Ukraine có được khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, đồng thời khẳng định không thể có thỏa hiệp về điểm này.

Toàn cảnh chiến sự trưa 30/03: TT Nga Putin ra yêu cầu đặc biệt với Ukraine ở Mariupol - Ảnh 6.

Quân Ukraine đánh dấu vị trí cho trực thăng hạ cánh để giải cứu chỉ huy Azov ở Mariupol.

Nga đồng ý với khả năng ông Putin gặp ông Zelensky

Phía Nga đã đồng ý khả năng tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine – ông Volodymyr Zelensky như một phần của giai đoạn đàm phán cuối cùng về hiệp ước hòa bình trong tương lai. Điện Kremlin trước đó có nói rằng cuộc gặp như vậy chỉ có thể được lên lịch sau khi các ngoại trưởng hai nước thống nhất và ký kết tài liệu.

Lãnh đạo Mỹ và EU thảo luận về kết quả đàm phán Nga-Ukraine

 

Ngày 29/3, các lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Italy đã có cuộc điện đàm về kết quả vòng đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu với báo giới tại Washington sau cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết các bên đồng thuận "sẽ chờ xem" các động thái tiếp theo của Nga và Ukraine.

Cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine tại Istanbul được cho là đạt tiến triển tích cực. Sau cuộc đàm phán, Nga thông báo sẽ "giảm đáng kể các hoạt động" gần Kiev và Chernihiv .

Trong khi đó, nhà đàm phán Ukraine David Arakhamia cho rằng những tiến bộ đạt được trong đàm phán có thể dẫn tới một cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga và Ukraine.

Tuy nhiên, theo tuyên bố của Nhà Trắng, các lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Italy trong cuộc điện đàm nói trên đã nhất trí chưa dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế đối với Nga và sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh cho Ukraine.

 

Moscơ không còn đưa yêu cầu về “phi phát xít hóa Ukaine”

Tờ Financial Times (FT) ngày 29/3 dẫn bốn nguồn thạo tin về tiến trình đàm phán hòa bình Nga-Ukraine cho biết Moskva không còn đưa yêu cầu về “phi phát xít hóa Ukaine”, sẵn sàng xem xét để Ukraine gia nhập EU với điều kiện Kiev phải trung lập.

Nguồn tin ẩn danh cho biết Nga và Ukraine đang thảo luận về điều khoản ngừng các hành động thù địch, coi đây là một phần trong thỏa thuận có thể đạt được giữa hai bên mà theo đó Ukraine từ bỏ ý định trở gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để đổi lấy bảo đảm an ninh từ bên ngoài, cùng với đó là triển vọng trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Theo nguồn tin, dự thảo thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine không còn nhắc đến ba yêu cầu cốt lõi mà Nga đưa ra lúc đầu, gồm có "phi phát xít hóa", "phi quân sự hóa" Ukraine và bảo đảm pháp lý đối với ngôn ngữ tiếng Nga ở Ukraine.

Đức đẩy nhanh kế hoạch thành lập sư đoàn sẵn sàng chiến đấu

 

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht ngày 29/3 nhấn mạnh nước này sẽ đẩy nhanh chiến lược củng cố sức mạnh quốc phòng với việc đưa một sư đoàn vào lực lượng sẵn sàng chiến đấu trước 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington (Mỹ), Bộ trưởng Lambrecht nêu rõ: "Đức sẽ đạt các mục tiêu theo kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhanh hơn những gì đã cam kết. Chúng tôi sẽ có sư đoàn sẵn sàng chiến đấu vào năm 2025, sớm hơn 2 năm so với dự kiến ban đầu."

Hiện nay, Đức chưa có bất kỳ một sư đoàn sẵn sàng chiến đấu nào, trong khi ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh những năm 80 của thế kỷ trước, quốc gia châu Âu này có tới 12 sư đoàn như vậy.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm