UCAV Mỹ tự ra quyết định để đối phó với mục tiêu
'Mỹ dùng HIMARS đe Crimea là hành động vô nghĩa' / Mỹ lo khả năng giám sát và ‘dọn dẹp… không gian’ của Nga
Chương trình UCAV mới được đặt tên là MQ-Next được phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) mà trong đó tập trung vào nguyên tắc tự chủ.
Hệ thống được gọi là DARC (Kiểm soát phản hồi tự chủ phân tán), mỗi nền tảng được trao quyền tự chủ ở một mức độ nào đó, giúp chúng độc lập ra quyết định trong môi trường thay đổi nhanh chóng với nhiều mối đe dọa khác nhau.
Máy bay tấn công không người lái. |
"Quyền tự chủ được chia sẻ trên toàn bộ kiến trúc. DARC không phải là người chỉ huy điều khiển mọi giai đoạn của cuộc chiến. Đó là một mô hình gồm các mục tiêu và sự ràng buộc", ông Richard Sullivan, một đại diện của nhà thầu Northrop Grumman cho biết.
Mối đe dọa có thể là cả hệ thống phòng không tích hợp và thời tiết xấu mà phương tiện cần phải thích ứng. Các giới hạn sẽ được đặt riêng cho từng liên kết trong toàn bộ hệ thống. Đồng thời các nền tảng cũ hơn cũng sẽ được tích hợp với nhau dựa trên DARC.
Hệ thống tác chiến dựa trên không gian mạng và trí tuệ nhân tạo được xem là ưu thế lớn nhất của UAV do Mỹ chế tạo, khiến những cỗ máy tấn công từ trên không không có đối thủ trên chiến trường trong cùng phân khúc.
Chương trình MQ-Next ra đời nhằm mục đích sớm thay thế cho phi đội MQ-9 Reaper hiện nay của Không quân Mỹ. Đây là những chiếc UCAV chủ lực của Không quân Mỹ trong thời gian qua.
Việc hiện đại hóa phi đội UCAV là rất cần thiết với Không quân Mỹ để tăng khả năng đối phó với những nguy cơ mới. Tuy nhiên theo chuyên gia của trang Defense News, sự thật về việc Mỹ phải âm thầm tìm kẻ thay thế cho MQ-9 có thể liên quan đến thành tích không mấy ấn tượng của MQ-9 trên nhiều chiến trường.
Cụ thể, kể từ khi đi vào trang bị, MQ-9 do Mỹ vận hành đã bị lực lượng Taliban ở Afghanistan bắn hạ ít nhất 5 lần bằng những vũ khí khá cũ kỹ. Trong khi đó thành tích cũng không khá hơn khi MQ-9 hoạt động tại Syria.
Tính cả bị rơi do tai nạn và bị bắn hạ thì đến nay, Mỹ đã mất ít nhất 6 chiếc tại chiến trường này. Tệ hơn nữa là dòng UAV tối tân hàng đầu của Mỹ còn bị Iran ép hạ cánh thành công không dưới 2 lần.
Vụ gần đây nhất diễn ra vào hồi tháng 2/2019. Cùng với đó là những chiếc MQ-9 (do Saudi Arabia vận hành) bị lực lượng Houthi bắn hạ bằng những vũ khí cổ lỗ tự hoán cải.
Chính khả năng thực chiến không ấn tượng của MQ-9 có thể là một phần nguyên nhân khiến "cỗ máy chiến tranh" này không còn được Mỹ tin dùng trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo