Quốc tế

Vì sao 'Bộ ba hạt nhân' hết thời?

Thành tố mặt đất của lực lượng hạt nhân chiến lược với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ra đời ngay sau thành tố trên không.

Vũ khí mới của Nga là mối đe dọa đối với bộ ba hạt nhân của Mỹ? / Tổng thống Putin "nổi trận lôi đình": Kẻ nào dám "đi đêm", vượt mặt Nga phá lệnh ngừng bắn ở Syria?

Đối với Liên Xô, sự xuất hiện của các ICBM đã không còn chỉ có nghĩa chỉ tạo ra một khả năng giả định, mà đã là một khả năng thực tế giáng đòn tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.

Nhưng những tên lửa đạn đạo đầu tiên cần có thời gian chuẩn bị phóng khá lâu, được bố trí trên các không gian mở, và trên thực tế cũng dễ bị tổn thương không kém gì các máy bay ném bom đang đỗ trên các sân bay.

Thời gian tiếp sau đó, lực lượng hạt nhân chiến lược mặt đất đã phát triển theo một số hướng khác nhau. Hướng quan trọng nhất là bố trí ICBM trong các hầm phóng kiên cố,- từ những hầm đó chúng có thể được phóng đi trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Một hướng phát triển thành tố mặt đất khác nữa của lực lượng hạt nhân chiến lược- đó là chế tạo các tổ hợp tên lửa cơ động trên khung gầm xe ô tô hoặc bố trí trong các đoàn tàu.

Vi sao 'Bo ba hat nhan' da het thoi?
(từ trái sang phải) ICBM trong hầm phóng, tổ hợp tên lửa trên đường sắt, tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất

Mỗi kiểu phương tiên mang vũ khí hạt nhân trên mặt đất đều có những ưu thế và nhược điểm riêng.

Những ICBM bố trí trong các hầm phóng kiên cố được bảo vệ an toàn trước hoạt động của các nhóm trinh sát và biệt kích, không thể bị tổn thương bởi các loại vũ khí thông thường (quy ước) chính xác cao và không phải đầu tác chiến hạt nhân nào cũng đều có thể vô hiệu hóa chúng (dù đánh trúng).

Nhược điểm chính- tọa độ của chúng được đối phương biết rõ và các khối tác chiến hạt nhân chính xác cao hiện đại có thể phá hủy chúng với xác suất khá cao.

Ưu điểm chính của các tổ hợp cơ động là giữ được bí mật và vị trí trú quân không xác định. Nhưng khi có mặt tại căn cứ đóng quân thường xuyên, tổ hợp cơ động trên mặt đất và các tổ hợp cơ động trên đường sắt cũng dễ bị tổn thương như các máy bay khi đỗ tại sân bay.

Nhưng khi chúng đã rời căn cứ và cơ động trên tuyến tuần tiễu thì việc phát hiện và tiêu diệt chúng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

 

Đối với các tổ hợp cơ động trên mặt đất, yếu tố quyết định khả năng sống sót chính là đối phương không thể đoán trước được tuyến đường tuần tiễu của chúng, còn các tổ hợp cơ động trên đường sắt- chúng hoàn toàn toàn có thể bị “lẫn” trong một số lượng lớn các đoàn tàu tương tự nên rất khó phát hiện, ít nhất là đối với các phương tiện trinh sát hiện đang có của đối phương.

Vì mỗi thành phần của thành tố mặt đất lực lượng hạt nhân chiến lược đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên lại phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc nổi tiếng đã dẫn- “không được bỏ tất cả trứng vào một giỏ”,- cả hai loại tổ hợp gồm tổ hợp cố định và tổ hợp cơ động đều được đưa vào trang bị.

Nhân tố răn đe hạt nhân mặt đất mới nhất (của Nga) sẽ là ICBM RS-28 “Sarmat” chuẩn bị thay thế cho các ICBM hạng nặng sery RS-36M2“Voyevoda (Satan).

ICBM hạng nặng “Sarmat” có khả năng mang khoảng mười khối tác chiến hạt nhân và một cơ số các phương tiện khoan thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Ngoài ra, để chắc chắn tới được mục tiêu, ICBM “Sarmat” có thể tấn công theo đường bay cận quỹ đạo qua Nam Cực.

Vi sao 'Bo ba hat nhan' da het thoi?
ICBM RS-28 "Sarmat"

Còn một phương tiện khác có thể vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa nữa- đó là khối tác chiến có điều khiển siêu thanh “Avangard” với quỹ đạo bay rất phức tạp.

 

Khi mới bắt đầu thiết kế, đã có kế hoạch lắp “Avangard” cho các ICBM đã cũ và không còn được sản xuất là UR-100N UTTKh, nhưng trong tương lai gần những ICBM phương tiện mang “Avangard” như vậy sẽ được thay thế bằng ICBM “Sarmat”. Mỗi một ICBM “Sarmat” dự kiến sẽ mang ba (3) đầu tác chiến “Avangard”.

Vi sao 'Bo ba hat nhan' da het thoi?
Khối tác chiến siêu thanh có điều khiển "Avangard"

Tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất hiện đại nhất là RS-24 “Yars” mang ba khối tác chiến.

Trước đây, Nga đã có kế hoạch thay thế hoặc tăng cường cho RS-24 “Yars” bằng tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất RS-26 “Rubezh”, nhưng kế hoạch trên bị dừng lại để ưu tiên triển khai khối tác chiến có điều khiển “Avangard” trên ICBM UR-100N UTTKh như đã nói.

Ngoài ra, cũng đã tiến hành các nghiên cứu cải hoán ICBM “Yars” thành ICBM bố trí trên các toa tàu “Barguzin”, nhưng vào thời điểm hiện tại, những công việc trên cũng đang tạm ngừng.

Vi sao 'Bo ba hat nhan' da het thoi?
Tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất RS-26 "Rubezh"

Vậy thành tố mặt đất của lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược dễ bị tổn thương đến mức độ nào trước một cuộc tấn công bất ngờ của kẻ thù? Nếu chúng ta bàn về những tổ hợp phóng từ các hầm phóng thì việc đưa vào trang bị các ICBM mới về nguyên tắc cũng không làm thay đổi tình hình.

 

Một mặt, khả năng được bảo vệ vẫn rất cao vì các hầm phóng được xây dựng kiên cố, nhưng mặt khác- vẫn là các tọa độ đã biết trước và khả năng dễ bị tổn thương trước các đầu tác chiến hạt nhân chính xác cao.

Còn một nhân tố nữa giúp làm tăng khả năng sống sót của ICBM trong hầm phóng – đó sử dụng hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ hầm phóng kiểu như hệ thống đang được Phòng thiết kế “Mozyr phát triển” (Nga) thiết kế.

Nhưng vấn đề là ở chỗ bất kỳ một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào cũng đều cần có hệ thống dẫn đường gồm các radar hoặc các trang thiết bị quang học.

Vậy nên nhiều khả năng là khi tấn công các hầm phóng tên lửa kiên cố, đối phương sẽ cho nổ trên cao một hoặc một số khối tác chiến để bức xạ điện từ hoặc bức xạ ánh sáng loại khỏi vòng chiến các phương tiện dẫn đường của hệ thống phòng thủ chống tên lửa ngay trước khi các khối tác chiến khác đánh thẳng vào các hầm phóng.

Các tổ hợp trên lửa cơ động trên mặt đất dễ bị tổn thương hơn nhiều. Mỹ và các nước NATO đang ráo riết triển khai các cụm vệ tinh trên quỹ đạo.

 

Vào thời điểm hiện tại các công ty thương mại Phương Tây đang tích cực khai thác những vệ tinh sản xuất với số lượng lớn đang hoạt động trên quỹ đạo thấp gần Trái Đất để đảm bảo cung cấp kết nối Internet toàn cầu, đồng thời chế tạo các tên lửa đẩy con thoi (sử dụng nhiều lần) giá rẻ để đưa những vệ tinh này lên vũ trụ.

Theo các kế hoạch hiện có, sẽ triển khai hàng nghìn hoặc thậm chí hàng chục nghìn vệ tinh trên các quỹ đạo thấp gần Trái Đất.

Đến cuối năm 2019, đã có 120 vệ tinh như vậy được phóng lên quỹ đạo, trong năm 2020 này dự kiến ​​sẽ tiến hành 24 lần phóng vệ tinh Dự án “Starlink” (xem chủ thích ảnh dưới), nếu tính mỗi lần phóng tên lửa có thể mang được 60 vệ tinh, thì tổng số vệ tinh trên quỹ đạo (tính cả những vệ tinh đã phóng từ trước) sẽ là 1.560 chiếc, có nghĩa là nhiều hơn số vệ tinh của tất cả các nước trên thế giới tính đến cuối năm 2018 (không đến 1.100 vệ tinh).

Vi sao 'Bo ba hat nhan' da het thoi?
Các băng chứa vệ tinh, một chuỗi gồm 60 vệ tinh đã thể triển khai và mạng vệ tinh dự kiến theo dự án Starlink của Elon Musk

Ngay cả trong trường hợp những vệ tinh thương mại nói trên không được sử dụng cho mục đích quân sự (dù khả năng này là rất đáng ngờ), thì những kinh nghiệm và công nghệ tích lũy được trong quá trình thiết kế- chế tạo- khai thác chúng cũng sẽ giúp Các Lực lượng Vũ trang Mỹ thiết kế và triển khai một mạng lưới vệ tinh trinh sát khổng lồ trên quỹ đạo.

Về tiềm năng, các cụm vệ tinh đó cho phép Mỹ giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất ở chế độ thời gian thực và cung cấp dữ liệu dẫn đường chính xác cho các cụm vũ khí quy ước và vũ khí hạt nhân chính xác cao tiêu diệt chúng, hoặc là dẫn đường cho các nhóm quân trinh sát- biệt kích.

 

Độ bền tác chiến của các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất trước các yếu tố gây sát thương của một vụ nổ hạt nhân không thể so với ICBM trong hầm phóng. Một khi tổ hợp tên lửa cơ động đã không còn giữ được yếu tố bí mật, độ bền tác chiến của chúng trong trường hợp bị đối phương tấn công bất ngờ sẽ gần bằng không, do đó, việc chế tạo các tổ hợp như vậy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Tổ hợp tên lửa trên đoàn tàu có nhiều cơ hội trốn khỏi "con mắt cú vọ từ trên cao" hơn tổ hợp mặt đất một chút – vì được ‘trộn lẫn” với vô số toa tàu chở khách và chở hàng khác. Nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào độ phân giải và khả năng liên tục kiểm soát lãnh thổ LBN Nga bằng thiết bị trinh sát vũ trụ của đối phương.

Nếu đối phương có thể liên tục bám chúng ở chế độ 24/365, và với một độ phân giải đủ cho phép phân biệt các đoàn tàu trong các ga đỗ, thì khả năng sống sót của tàu cơ động trên đường sắt cũng bị đặt dưới một dấu hỏi lớn.

Các kết luận

Thành phần cấu thành (của bộ ba hạt nhân) trên không (không quân) chỉ có thể được coi là một phương tiện tiến hành đòn tấn công trước (phủ đầu), vai trò của nó khi thực hiện chức năng răn đe hạt nhân chỉ ở mức tối thiểu.

 

Thành tố cấu thành trên không chỉ có thể sử dụng làm công cụ răn đe trong trường hợp chống những quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc chỉ sở hữu một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân và phương tiện mang vũ khí hạt nhân.

Chính vì vậy, các máy bay ném bom chiến lược có thể được sử dụng theo một cách hiệu quả hơn là làm phương tiện mang vũ khí thông thường tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển (như B-52 Mỹ chẳng hạn).

Cần phải hiểu rằng định hướng huy động không quân chiến lược làm phương tiện mang vũ khí thông thường không loại trừ khả năng sử dụng chúng làm phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong trường hợp cần thiết.

Trong tương lai, trong thành phần thành tố mặt đất của lực lượng hạt nhân chiến lược có thể sẽ không còn các tổ hợp tên lửa cơ động, vì lợi thế chính của chúng (khả năng “tàng hình”) có thể sẽ không còn nữa do hiệu quả hoạt động ngày càng tăng của các thiết bị trinh sát vũ trụ của đối phương.

Cũng gần như không còn “dư địa” để cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ của các ICBM trong hầm phóng, cách duy nhất để tăng khả năng sống sót của những ICBM này trong trường hợp đối phương tấn công bất ngờ là tăng số lượng và đồng thời bố trí phân tán trên một khu vực lãnh thổ càng lớn càng tốt.

 

Điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo tiến hành một đòn tấn công trả đũa chắc chắn nhằm vào đối phương trong trường hợp đối phương tấn công bất ngờ là hoạt động hiệu quả của hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa và toàn bộ chuỗi đảm bảo- từ khâu ra mệnh lệnh, truyền lệnh tấn công hạt nhân đến các tổ hợp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm