Quốc tế

Vì sao chiến đấu cơ J-9 biến mất đầy bí ẩn trong danh sách tiêm kích nội địa Trung Quốc?

DNVN - Trong danh sách máy bay tiêm kích của Trung Quốc dễ nhận thấy sự liền mạch từ J-5 cho tới J-11, nhưng lại bị khuyết một vị trí đó là chiếc J-9, nguyên nhân là do đâu?

Nga duyệt mua RPK-16, Kalashnikov mừng như “chết đuối vớ được cọc“ / “Cơn ác mộng” 90.000 tấn giúp Mỹ răn đe Iran

Trong năm 1964, Trung Quốc khởi động dự án chế tạo tiêm kích đánh chặn nội địa với hình mẫu dựa trên MiG-21 của Liên Xô. Kết quả dẫn tới một máy bay chiến đấu cánh tam giác trang bị 2 động cơ R-11 F300 của MiG-21 đã ra đời, đó chính là J-8.

J-9 là dự án tiến hành song song với J-8 nhưng lại có thiết kế khung máy bay 1 động cơ hoàn toàn mới, trong đó đáng kể nhất chính là cặp cánh mũi phía trước.

Mục tiêu của các công trình sư là chế tạo một chiếc tiêm kích đánh chặn nhanh nhẹn và mạnh mẽ, có thể đạt tới tốc độ Mach 2,4 khi hoạt động trên độ cao 20.000 m. Để làm được điều đó, máy bay cần động cơ có lực đẩy ít nhất 8.500 kgf.

Viện 601 ban đầu đề xuất phương án máy bay sẽ có cánh delta kéo dài và không sử dụng cánh đuôi ngang. Sau đó công việc chuyển giao sang cho Viện 611 và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô (Chengdu) phụ trách.

Đồ họa tiêm kích đánh chặn Chengdu J-9 của Trung Quốc

Đồ họa tiêm kích đánh chặn Chengdu J-9 của Trung Quốc

Vào đầu thập niên 1970, Viện 611 đề xuất thiết kế mới với một cặp cánh mũi phía trước cánh delta (tương tự như JA-37 Viggen của Thụy Điển).

Nhưng do đây là một kết cấu khá phức tạp, đòi hỏi phải có vật liệu mới và đặc biệt là bí quyết riêng, cộng với việc hiệu suất động cơ có vấn đề nên phải đến năm 1975 thiết kế mới chính thức hoàn thành.

Chengdu J-9 có cửa hút khí bố trí 2 bên thân máy bay với tính năng hình học đầu vào biến thiên, mục đích để thay đổi hỗn hợp khí nén. Máy bay có kíp lái 1 người; chiều dài 18,24 m; sải cánh 14,37 m; chiều cao 4,58 m; trọng lượng rỗng 13.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 21.500 kg.

Chiếc J-9 được trang bị 1 động cơ Woshan WS-6 cho tốc độ tối đa Mach 2,8; bán kính chiến đấu 2.000 km; trần bay 28.000 m; vận tốc leo cao 255 m/s.

 

Radar của J-9 là loại Type 205 có phạm vi tìm kiếm mục tiêu vào khoảng 70 km. Vũ khí trang bị gồm pháo Type 23-III cỡ 23 mm và 4 tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar PL-4A/B.

J-7 và J-9 - Hai sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô

J-7 và J-9 - Hai sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô

Chương trình J-9 đã bị hủy bỏ vào năm 1980. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc dự án bị đình chỉ là do Trung Quốc không có khả năng sản xuất động cơ WS-6 với thông số đã đề ra. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc Cách mạng văn hóa rất nghiêm trọng đã "tiêu diệt" số lượng không nhỏ trí thức của nước này.

 

Chengdu không thể đáp ứng được yêu cầu của Không quân Trung Quốc (PLAAF) về tốc độ tối đa và trần hoạt động của máy bay. Những vận động đề nghị giảm 2 thông số trên và nhấn mạnh vào tính thao diễn đã không được chấp nhận.

Chính vì vậy, dự án J-8 truyền thống được coi là ít có rủi ro hơn đã tiếp tục nhận được tài trợ và phát triển thành chiếc J-8II.

Tuy nhiên những kinh nghiệm từ việc phát triển J-9, đặc biệt là cách bố trí cánh mũi đã giúp các kỹ sư Trung Quốc thu được nhiều bài học quý báu mà sau này họ đã áp dụng thành công trên chiếc Chengdu J-10.

Phong Vũ (Theo Military Today)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm