Quốc tế

Vì sao tiêm kích MiG-29 vẫn là 'sát thủ bầu trời' sau hơn 4 thập kỷ ra đời?

Vào ngày 6/10/1977, tiêm kích thế hệ thứ tư MiG-29 Fulcrum của Liên Xô do phi công thử nghiệm Alexander Fedotov điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.

Những điều cần biết về xe bọc thép chở quân hiện đại của quân đội Nga - BTR-82A / Hai tàu ngầm Yasen Nga đủ sức đánh chìm 4 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ?

Ý tưởng chế tạo MiG-29 xuất hiện từ đầu những năm 1960, khi đó quan niệm cho rằng các trận không chiến tầm gần đã là dĩ vãng, nhờ được trang bị radar mạnh và tên lửa tầm xa mà tiêm kích có thể khai hỏa từ rất xa.

Tuy nhiên Chiến tranh Việt Nam và Ả Rập - Israel cho thấy chiến đấu cơ vẫn phải đối đầu trực diện trên bầu trời, phần thắng giành được phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của phi công và sức cơ động của máy bay.

Trước thực tế trên, vào năm 1971, Liên Xô bắt tay phát triển một loại tiêm kích siêu cơ động hạng nhẹ thế hệ mới có mức độ tự động hóa tối đa trong hệ thống điều khiển và chiến đấu.

Các công trình sư đề xuất một cách bố trí tích hợp mới, trong đó cánh và thân máy bay tạo thành một khối chịu lực duy nhất. Để tạo thuận lợi cho chế tạo, nhiều chi tiết hợp kim nhôm đã được thay thế bằng vật liệu composite sợi carbon.

Khung thân MiG-29 có hai sống chính để việc điều khiển máy bay tốt hơn, số động cơ tăng gấp đôi so với tiêm kích nhẹ truyền thống, chúng được đặt cách xa nhau nhằm tránh ảnh hưởng khi bị hư hỏng. Điều này cho phép Fulcrum tiếp tục bay dù chỉ với một động cơ.

MiG-29 được trang bị tổ hợp ngắm bắn hiện đại nhất lúc bấy giờ. Phi công có hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ, với thiết bị này, anh ta có thể “khóa chết” đối phương chỉ bằng một cái quay đầu mà không cần thay đổi hướng bay.

Tải trọng chiến đấu mà MiG-29 có thể mang theo khá thấp. Ngoài pháo hàng không 30 mm, máy bay được trang bị tên lửa dẫn đường ở nhiều tầm bắn khác nhau, rocket không điều khiển và bom rơi tự do.

Chi tiết phức tạp nhất của MiG-29 là động cơ, do vậy nhiều viện nghiên cứu và tổ hợp chế tạo hàng không Liên Xô đã tham gia vào quá trình phát triển và sản xuất động cơ RD-33.

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, động cơ không cung cấp đủ lực đẩy cần thiết và thường xuyên bị lỗi, dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên sau đó RD-33 đã được chấp nhận cho dù không phải mọi thứ đã hoàn hảo.

Thậm chí cho tới ngày nay, hình ảnh của MiG-29 với những cột khói đen mù mịt do động cơ RD-33 tạo ra đã làm danh tiếng của chiếc chiến đấu cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bất chấp điều đó, nhờ động cơ RD-33, MiG-29 có khả năng thao diễn tuyệt vời và dành được thiện cảm từ các phi công, nó mang lại những khả năng thực tế không giới hạn trong việc điều khiển máy bay.

Dự án phát triển MiG-29 được giữ bí mật trong nhiều năm, ngay cả một số công việc tại nhà máy lắp ráp phải được thực hiện vào thời gian giữa những chuyến bay của vệ tinh do thám nước ngoài.

Khi máy bay ra khỏi nhà chứa, nó được bao bọc bởi tấm che đặc biệt dành cho các loại máy bay chiến đấu khác, khiến đối phương không thể tìm hiểu.

MiG-29 có mặt tại 49 quốc gia và trở thành một trong những chiến đấu cơ dày dạn thành tích nhất, nó tham gia Chiến tranh vùng Vịnh, xung đột ở Kavkaz, chiến đấu ở Nam Tư và Nam Ossetia. Vào mùa thu năm 2017, MiG-29SMT còn tham gia tấn công những kẻ khủng bố ở Syria.

Hiện tại tiêm kích MiG-29 Fulcrum với nhiều phiên bản sửa đổi khác nhau vẫn tiếp tục phục vụ như một phần của Không quân và Hàng không Hải quân Nga.

Kinh nghiệm thu được trong quá trình chế tạo và vận hành MiG-29 đã tạo cơ sở cho những phát triển mới của Công ty cổ phần RSK MiG, bao gồm cả tiêm kích đa năng MiG-35 thế hệ 4,5.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm