Vũ khí Houthi khiến Saudi thừa nhận đau đớn
Israel trình làng hệ thống vũ khí laser diệt UAV mới / NATO sẽ có vũ khí hạt nhân "nhỏ" để đối đầu với Nga và Trung Quốc
Thông tin được phát ngôn viên của liên minh, Turki Al-Malki cho biết: "Hôm 14/2, một chiếc chiến đấu cơ Tornado của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia đã bị các tay súng thuộc nhóm Houthi bắn rơi khi đang làm nhiệm vụ tại Yemen".
Thừa nhận của liên minh được đưa ra đúng một ngày sau khi Houthi tuyên bố đã dùng hệ thống phòng không bắn rơi chiến đấu cơ hạng nặng của Saudi khi đang tìm cách tấn công lực lượng này.
Cường kích Tornado. |
Phát ngôn lực lượng Houthi, Chuẩn tướng Yahya Sare'a tuyên bố họ đã bắn hạ một chiến đấu cơ Tornado hiện đại của liên quân do Saudi dẫn đầu trên vùng trời phía Nam Yemen.
Tướng Yahya Sare'a nhấn mạnh rằng những công nghệ mới được phát triển và ứng dụng trên hệ thống phòng không lực lượng này tự phát triển gần đây đã giúp bắn hạ chiếc máy bay nói trên.
"Nhờ ơn bề trên, chúng tôi đã bắn hạ một chiến đấu cơ Tornado hiện đại trên vùng trời tỉnh Al-Jawf Governorate khi nó đang tiến hành tấn công các mục tiêu của chúng tôi. Nó đã bị bắn hạ bởi một tên lửa phòng không thế hệ mới, hết sức tinh xảo", vị phát ngôn viên này cho biết.
Đây là chiến công mới nhất kể từ cuối năm 2019 đến nay Houthi đạt được trong cuộc chiến chống lại liên minh Arap. Trong năm 2019, Houthi đã bắn hạ được 7 chiến đấu cơ các loại, 9 máy bay trinh sát không người lái cùng 53 máy bay tấn công không người lái.
Điều đặc biệt theo tuyên bố của vị tướng này, trong 7 chiếc chiến đấu cơ bị bắn hạ phần lớn thuộc về Không quân Saudi Arabia và có cả một chiếc F-15 Mỹ. Tuy nhiên, ông Yahya Sare'a không nói rõ thời điểm diễn ra vụ đánh chặn này.
Những "nạn nhân" này phần lớn đều bị hệ thống phòng không tự hoán cải từ tên lửa R-27T, R-73E và R-60 do Liên Xô sản xuất. Theo vị đại diện này, R-73E có tầm hoạt động 30km, trong khi R-27T có tầm hoạt động lên tới 70km.
Houthi có khả năng đã chọn những tên lửa này bởi vì cả hai loại đều được hướng dẫn bằng phương pháp hồng ngoại, và có tính năng "bắn và quên".
Các loại tên lửa không đối không khác như R-27R do Liên Xô chế tạo được dẫn đường bằng radar bán chủ động bán dẫn, làm cho chúng khó chuyển thành tên lửa đất liền, bởi vì loại hệ thống dẫn đường này đòi hỏi sự hỗ trợ từ radar dẫn đường riêng phát hiện mục tiêu cho tên lửa.
Để khai hỏa R-27T và R-73E từ mặt đất, Houthi đã lắp đặt tên lửa và đường ray phóng lên xe tải. Những kỹ sư của Houthi đã phát triển hệ thống điện riêng vì pin của tên lửa chỉ có khả năng hoạt động trong thời gian rất ngắn.
Nhưng Houthi không tìm cách tăng tầm bắn cho những tên lửa này. Chính vì vậy, tầm bắn của những tên lửa này bị giảm đi đáng kể do nguyên bản chúng được thiết kế để phóng từ các máy bay chiến đấu trên cao độ.
Được biết, trong cuộc chiến năm 1999 của NATO tại Serbia, quân đội Serbia đã sửa đổi các tên lửa không đối không R-60 và R-73 để phóng tên lửa từ mặt đất chống lại máy bay chiến đấu của NATO.
Không giống như Houthi, Serbia đã giải quyết vấn đề tầm xa bằng cách bổ sung tên lửa cho tên lửa một hệ thống tương tự như hệ thống đẩy phụ trong giai đoạn đầu tiên khi tên lửa rời bệ phóng từ mặt đất hay trên xe quân sự.
Trong khi quân đội Serbia chưa bao giờ bắn hạ bất cứ máy bay chiến đấu nào của NATO bằng tên lửa không đối không, nhưng Houthi đã khiến cả loạt máy bay Mỹ và Saudi bị bắn rơi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này