Tìm kiếm: Áp-Thuế

DNVN - Báo cáo của USTR đưa ra hôm 15/01/2021 hoàn toàn không đề cập, hoặc đề xuất việc Chính phủ Mỹ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thông tin này đã nhận được phản ứng tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
DNVN - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đá vôi đã phản ứng liên quan đến công văn số 8019/TCHQ-TXNK ngày 22/12/2020 của Tổng cục Hải quan về việc về việc phân loại mặt hàng đá, ngày 12/1/2021, Tổng cục Hải quan có ý kiến về các quy định về xuất khẩu đá vôi và lý do khiến hàng trăm nghìn tấn đá vôi chưa được thông quan
DNVN - Trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh hôm 07/01/2021, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Robert Lighthizer khẳng định, một số thông tin thất thiệt về kế hoạch áp thuế của USTR đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là hoàn toàn không chính xác, và đó không phải là cách làm việc của USTR.
DNVN - Ngày 30/12/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe ô-tô nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam. Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sơ bộ xác định biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe của Việt Nam ở mức 0% đến 22,30%.
Thực thi các FTA phải quyết liệt hiệu quả hơn, không phải là “đầu voi, đuôi chuột” mà là “đầu voi, đuôi khủng long". Có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới làm chủ trên "sân nhà" và tận dụng tốt cơ hội cắt giảm thuế quan từ nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hành vi "đội lốt" cũng như thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các vùng địa lý không tích cực, ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.
Ngành gỗ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu về 20 tỷ USD từ xuất khẩu, với điều kiện là phải ngăn chặn được hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ Việt Nam để lẩn tránh thuế ở một số thị trường xuất khẩu lớn. Bởi, hành vi này nếu bị đối tác phát hiện, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị liên luỵ, thậm chí là "hết cửa" xuất khẩu.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389, trong quý III/2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 63.110 vụ việc vi phạm, thu nộp Nhà nước 4.386,9 tỷ đồng; khởi tố 369 vụ (tăng 14% so với cùng kỳ). Đây là những con số không hề nhỏ trong bối cảnh nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang làm "đau đầu" các nhà sản xuất.
Nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covid-19, đây là "thời điểm vàng" để doanh nghiệp lấy lại đà, bắt sóng nhanh nhất với tín hiệu từ thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh này nhiều doanh nghiêp mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa về chính sách thuế để tạo đà “bứt phá”.
Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo