Tìm kiếm: Đồng-bào-dân-tộc

DNVN - Xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang hiện có trên 2.500 người đi lao động ngoài tỉnh, chủ yếu là đồng bào Khmer. Tâm lý muốn được trở về đoàn tụ cùng gia đình ngay trong thời điểm dịch bệnh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong bối cảnh mọi nơi đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, thì “tại chỗ” vẫn là lực chọn an toàn nhất.
Trong thời gian vừa qua, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp để âm vang cồng chiêng vang vọng mãi các thế hệ sau. Nhờ vậy, nét văn hóa độc đáo này tưởng như đã mai một dần, hiện đang được các nghệ nhân, già làng ở một số thôn, ấp âm thầm “giữ lửa”.
Ưu tiên đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; trong đó, ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch, có nguy cơ mai một.
Chợ phiên Hoàng Su Phì (thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) đã tồn tại khoảng 200 năm dưới chân dãy núi Tây Côn Lĩnh. Đây là chợ phiên còn lưu giữ được những hương vị núi rừng đặc sản, độc đáo của vùng cao Hà Giang, được đánh giá là phiên chợ vùng cao còn giữ nhiều nét văn hóa nguyên bản.
Từ Hà Nội, xuôi theo Quốc lộ 32 hướng qua cầu Trung Hà khoảng hơn 100km, hồ Thượng Long hay còn gọi là hồ Ly (xã Thượng Cửu, huyện Yên Lập) được ví von như “tuyệt tình cốc của Phú Thọ”, nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ, mê hoặc lòng người.
Nằm dưới chân thác Tiên - đèo Gió thuộc khu vực phía nam huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, thôn Quảng Hạ (xã Quảng Nguyên) như một thung lũng bao bọc bởi những dãy núi với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng. Với địa thế “lưng tựa núi, nằm nghe suối hát”, Quảng Hạ là một trong những địa chỉ homestay được nhiều khách du lịch lựa chọn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo