Tìm kiếm: ​Nhiều-nông-dân

Ông Nguyễn Văn Bảy, ngụ ấp Tân An, xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) làm chuồng hình lục giác cao 10m để dụ đàn dơi về. Ông Bảy cho biết, từ ngày nuôi dơi, gia đình ông lợi đủ đường, phân dơi bón ruộng, còn dư thì bán. Theo ông Bảy, làm chuồng nuôi con ngủ ngày "cày" đêm như dơi không tốn 1 đồng tiền mua thức ăn cho chúng.
Đang làm kỹ sư cho một doanh nghiệp nước ngoài, anh Nguyễn Hoài Thanh, xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi, TP.HCM) bỏ ngang về nuôi con tép kiểng và thành danh từ đây. Trong giới chơi thủy sinh ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, nhắc đến anh rất nhiều người biết, bởi con tép kiểng của anh đã trải dài từ Nam ra Bắc.
Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến năm 2019 tổng dư nợ mà nông dân vay trồng tiêu là hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ đồng là nợ xấu. “Lãi mẹ để lãi con”, nhiều nông dân phải bỏ xứ mưu sinh để mong có tiền trả lãi. Đường cùng, bà con “cầu cứu” ngành chức năng có thể được gia hạn nợ, giảm lãi vay….
Những ngày này, người dân thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam) và các vùng lân cận huyện Thăng Bình đang tất bật thu hái dưa gang bán cho thương lái. Dù được mùa nhưng giá hiện tại chỉ 2.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân xót xa, bất chấp nguy hiểm bán lẻ trên vỉa hè đường quốc lộ để mong được giá hơn.
Thời gian qua, phong trào ương ép, nuôi dưỡng cá đặc sản bán giống trên địa bàn phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (tỉnhTiền Giang) phát triển mạnh. Nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Điển hình trong số đó có ông Tăng Văn Trí (sinh năm 1949), ngụ khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo