Tìm kiếm: Bán-hàng-trực-tuyến

Dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, song các doanh nghiệp bán lẻ vẫn quyết định tăng dự trữ hàng hóa từ 5 - 25%, triển khai nhiều chương trình ưu đãi, đẩy mạnh kênh online để gia tăng doanh số trong mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
DNVN - Việt Nam có rất nhiều dư địa để tăng cường số hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp. Việt Nam cũng còn nhiều dư địa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp để tạo ra các công nghệ tiên tiến nhất nên là ưu tiên hàng đầu.
Dù bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản tại Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, thậm chí một số phân khúc vẫn có triển vọng tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện một số tồn tại, khó khăn.
DNVN - Việc đưa nông sản lên môi trường số được coi là ưu tiên hàng đầu khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng truyền thống bị đứt gãy. Để bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hiệu quả nhất, trước tiên bà con nông dân cũng như doanh nghiệp phải hiểu rõ và sử dụng triệt để các tính năng của công nghệ.
DNVN - Theo ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty Milbrand Việt Nam, quyết định ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng của một số hãng bánh trung thu do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp là hoàn toàn hợp lý. Tuy vậy, việc thay đổi chiến lược theo diễn biến dịch bệnh hay thực hiện các bước đi để khách hàng không "quên" thương hiệu là rất cần thiết.
DNVN - Việc đưa nông sản của các địa phương lên sàn thương mại điện tử là xu thế nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức. Chính sách hỗ trợ lâu dài cho hình thức kinh doanh mới này sau đại dịch là rất cần thiết. Doanh nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Bùi Huy Hoàng – Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương).
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã thôi thúc một số HTX tìm kiếm những hướng đi mới để đa dạng cách thức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn lý do khiến các "chợ trực tuyến" chưa thể trở thành kênh phân phối chủ lực mặt hàng nông sản của các HTX.
DNVN - Trước tình hình diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường các biện pháp chống dịch với phương châm “thần tốc, mạnh mẽ” và các biện pháp quyết liệt “ai ở đâu ở đó”. Chủ động tháo gỡ các khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những lực đẩy rất lớn để thị trường thương mại điện tử phát triển. Nắm bắt xu hướng này, tỉnh Ninh Thuận tập trung hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận và tham gia thương mại điện tử để mở rộng thị trường kinh doanh.
DNVN - Nhận thấy bà con nông dân gặp khó khi bán na Chi Lăng và bưởi Phúc Trạch - hai loại quả đặc sản của Lạng Sơn và Hà Tĩnh trên môi trường số, các sàn thương mại điện tử đã và đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ. Trong đó, Vỏ Sò lập các nhóm zalo theo từng huyện để chuyên trách hỗ trợ bà con nông dân nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo