Tìm kiếm: Bộ-trưởng-bộ-Xây-Dựng

Dù nhận định thị trường bất động sản sẽ hồi phục trong một vài năm tới, nhất là phân khúc căn hộ bình dân, nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại TP. HCM vẫn chưa vội hành động, mà “găm đất” chờ thời.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, gói 30.000 tỷ không phải để cứu bất động sản vì Nhà nước không có tiền để cứu bất động sản. Theo Bộ trưởng, việc giải ngân nhanh mà không đúng đối tượng có thể phát sinh tham nhũng, thất thoát, lợi dụng nên phải làm chặt nhưng không phải chặt là chậm. Về giá bất động sản, Bộ trưởng tiếp tục khẳng định giá đã giảm tuy nhiên cũng thừa nhận, mức giá hiện nay cao hơn thu nhập của người dân.
Ngày 10/1, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội bắt đầu có hiệu lực. Theo Nghị định này, các Dự án phát triển nhà ở xã hội sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế, vốn...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, giá bất động sản thời gian qua đã giảm tuy nhiên mức giảm vẫn đủ để doanh nghiệp có lãi hoặc hòa vốn. Việc các doanh nghiệp quảng cáo giảm giá 40-50% chỉ là chiêu quảng cáo tăng giá lên, hạ giá xuống. Và mặc dù giá đã giảm nhưng vẫn cao hơn thu nhập trung bình của người dân nên thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm.
Không thể có một chính sách hoàn thiện ngay khi ban hành, làm vừa lòng mọi đối tượng tác động khi được triển khai ra cuộc sống. Đối với các quyết sách mang tính chất tình thế như gói 30.000 tỷ hỗ trợ thị trường bất động sản, điều này lại càng đúng.
TS Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho biết, gói 30.000 tỷ là một chiêu PR. Vấn đề lớn nhất của bất động sản hiện nay là vấn đề giá cả. Hoặc thu nhập người dân tăng hoặc giá bất động sản phải giảm nếu không tình trạng bất động sản đóng băng sẽ tiếp diễn trong năm 2014, 2015, 2016...

End of content

Không có tin nào tiếp theo