Tìm kiếm: Bình-ổn-thị-trường

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong đó riêng mặt hàng thịt lợn, Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương phối hợp với Sở NN&PTNT đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn, chủ động phương án nhập khẩu nếu cần thiết.
DNVN - Gần đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, để phục vụ nhu cầu của người dân, TP.HCM đã sẵn sàng kế hoạch cung ứng nguồn hàng hóa dồi dào với giá cả ổn định. Nhiều doanh nghiệp cũng khẳng định, người dân không cần lo tình trạng khan hàng, "sốt" giá do đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa từ rất sớm, kèm theo chương trình giảm giá các mặt hàng.
DNVN – Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán, giá các mặt hàng thực phẩm đã bắt đầu có biến động. Đặc biệt giá thịt lợn hơi sau một thời gian ổn định thì gần đây lại có dấu hiệu tăng trở lại, làm cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng liệu từ nay đến Tết Nguyên đán, giá thịt lợn liệu có tăng “phi mã” như hồi đầu năm 2020?
DNVN - Vượt qua khó khăn trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, trong đó có đại dịch Covid-19, ngành Công Thương đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao trong Kế hoạch năm 2020 và có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Bộ Công Thương dự báo sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20% trong dịp Tết Nguyên đán. Để chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng, bù đắp lại sự sụt giảm những tháng đầu năm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã nâng lượng hàng dự trữ tăng 10-30% so với năm ngoái.
Với sức hấp dẫn từ thị trường gần 100 triệu dân, cùng với việc tham gia nhiều Hiệp định FTA, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều loại hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, hiệp định RCEP vừa được ký kết tiếp tục đặt ra vấn đề làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, khi lợi thế "sân nhà" gần như không còn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo