Tìm kiếm: Cơ-cấu-lại

Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới, việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021 - 2025 là điều khó khăn.
DNVN - Báo cáo đánh giá giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế 2021-2025 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV chiều ngày 23/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; phát triển lực lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, năng lực hấp thụ vốn giảm.
Theo bản tin nợ công số 16 của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 vừa được Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP.
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) vừa qua đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024.
Để tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong quý IV/2023 đạt 10,6%, đòi hỏi Việt Nam phải có sự đột phá trong các động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt từ phía cung. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo