Tìm kiếm: Chống-trợ-cấp

Sau khi sụt giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản trong tháng 4-2013 đã có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu các mặt hàng cá tra và tôm có xu hướng tăng trở lại sau khi lượng dự trữ của một số nước nhập khẩu chính đã cạn.
Hầu hết các DN nông thủy sản hoạt động tại TP. Cần Thơ đang gặp khó khăn đề nghị các NHTM giữ ổn định hạn mức cho vay đối với các DN xuất khẩu, đặc biệt trong điều kiện các DN xuất khẩu đang gặp khó khăn về hàng rào kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu, tránh trường hợp khi có thông tin bị áp thuế bán phá giá nông sản hoặc các rào cản kỹ thuật khác, các NHTM giảm hạn mức tín dụng sẽ khiến các DN này càng thêm khó khăn về vốn.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang xem xét áp giá sàn với cá tra xuất khẩu. PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cho biết, giá sàn xuất khẩu sẽ có hiệu lực, nếu Nhà nước ra tay can thiệp.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) mới đây đã thông báo một tin vui: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công nhận tất cả các DN Việt Nam xuất khẩu tôm đều không bán phá giá. Đây là lần đầu tiên khi xem xét thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, con tôm được kết luận trong sạch”.
Năm 2012, ngành nuôi tôm Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 2,25 tỷ USD, tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu về giá trị và có đóng góp lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6,18 tỷ USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2013 vẫn là năm ngành tôm phải đối mặt với không ít khó khăn vì thế Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao hoạt động của ngành thủy sản.
Ngay từ đầu năm 2013, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã phải điều trần trước các đơn khởi kiện chống bán phá giá ở nước ngoài, kể cả nhiều mặt hàng có kim ngạch thấp và đặc biệt là các vụ kiện kép.
Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đang gặp nhiều rào cản thương mại, nhưng trong tháng 1/2013, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,15% thị phần, tiếp đến là thị trường Nhật Bản (17,81%) và Hàn Quốc (8,36%).

End of content

Không có tin nào tiếp theo