Tìm kiếm: Chuyên-Canh
Tận dụng tốt cơ hội từ CPTPPP, doanh nghiệp sữa cần đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu tốt.
Thị trường Trung Quốc tiêu thụ tới hơn 50% sản lượng vải quả của tỉnh Bắc Giang, vài năm nay người dân ở đây áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đang được các nhà nhập khẩu Trung Quốc đánh giá cao.
Những năm qua, nhiều nông dân xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã chủ động chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái như: Sầu riêng, na, chôm chôm thái... đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) trước là một vùng chuyên canh lúa, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn khiến việc canh tác trở nên khó khăn. Chính vì vậy, khoảng 15 năm trước, bà con đã chuyển sang trồng sầu riêng. Giờ thì Tam Bình đã trở thành một vùng quê trù phú nhờ loại cây vua này.
Anh Phan Văn Tâm sinh năm 1972, ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trồng 150 cây chanh không hạt Limca trên diện tích 1,8 công đất ruộng. Mỗi lứa trái nghịch vụ, anh Tân thu hái từ 4-5 tấn chanh bán với giá từ 25.000 – 26.000 đồng/kg.
Nắng xuân ấm áp, tôi tìm về thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) để “mục sở thị” mô hình trồng rau, quả sạch “5 không" của 2 kỹ sư Đại học Công nghiệp Hà Nội là Vũ Văn Sơn và Nông Quốc Doanh. Trong câu chuyện khởi nghiệp của mình, 2 chàng kỹ sư đầy năng động, bản lĩnh này đã đưa chúng tôi đi hết ngạc nhiên này đến bất ngờ khác….
Gần đây, cây dừa xiêm ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) ngày càng phát triển do nhu cầu lấy nước giải khát, nhiều nông dân nhờ trồng dừa xiêm đã có nguồn thu nhập khá cao, không ít hộ nhờ cây dừa xiêm mà làm giàu ở nông thôn.
Nông trại Đông Dương (Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) được quản lý thông minh, có nhà màn chống chọi được bão cấp 15, đã cho lãi mỗi mét vuông/triệu đồng/năm.
Anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) trồng 500m2 cây dược liệu ngũ gia bì. Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Về xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những ngày này, người dân đang tất bật thu hoạch vú sữa cho kịp thời vụ. Là người đầu tiên đưa cây vú sữa về trồng, ông Nguyễn Văn Cường, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức đã mở rộng diện tích lên hơn 2 ha vú sữa, sản lượng trung bình khoảng 6 tấn/năm.
Mát trời đẹp nắng, nghề nuôi ong du mục ở Tây Nguyên có thể kiếm lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm và rất dễ thu hồi vốn ban đầu. Thế nhưng nghề này cũng không phải ai cũng làm được, cũng lắm tâm tư, xa nhà, xa vợ con để đưa ong rong ruổi theo những mùa hoa lấy mật.
Ông Nguyễn Văn Mật, ngụ ấp Long Hậu, xã Phú Long, huyện Phú Tân (An Giang) trồng 120 cây táo trong vườn mà cây nào cây nấy trái sai từ gốc lên ngọn. Ai vào vườn táo nhà ông Mật thời điểm hái trái này đều mê.Bình quân 2ngày ông Mật hái 40kg táo bán với giá 16.000-20.000 đồng/kg.
Đất nhiễm phèn mặn không trồng được lúa nên cây trồng chủ lực của người dân xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bấy lâu chỉ là cây mía, cây màu. Những năm gần đây, cây mía rớt giá, năng xuất thấp khiến người dân điêu đứng. Trong khó khăn, nhiều hộ dân ở đây rủ nhau trồng khoai cau (khoai sọ) lại trúng lớn.
Những ngày này, người dân thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam) và các vùng lân cận huyện Thăng Bình đang tất bật thu hái dưa gang bán cho thương lái. Dù được mùa nhưng giá hiện tại chỉ 2.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân xót xa, bất chấp nguy hiểm bán lẻ trên vỉa hè đường quốc lộ để mong được giá hơn.
Ở thôn Khúc Giản, xã An Tiến, huyện An Lão (TP Hải Phòng) ai cũng biết đến gia đình chị Lương Thị Khanh là gia đình nông dân làm kinh tế giỏi, làm giàu từ trồng vú sữa. Với 20 sào đất trồng vú sữa, mỗi năm gia đình chị Khanh thu lời hàng trăm triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo