Tìm kiếm: Chủ-tịch-Hội-Nông-dân
Đã 20 năm nay, kể từ khi người dân đầu tiên tại xã An Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) du nhập và đưa con ba ba gai về nuôi. Chính từ hiệu quả kinh tế mang lại mà số hộ nuôi ba ba gai đã ngày càng tăng. Nghề nuôi ba ba gai đã giúp người dân An Bình thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để giúp nông dân trồng cây ăn trái đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ hỗ trợ cho nông dân về vốn, nguồn cây giống chất lượng cao... để phục vụ xuất khẩu.
Anh Vũ Văn Khánh, ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) đầu tư 3 tỷ đồng để trồng các loại nấm đắt tiền. Anh Khánh bán nấm với giá dao động tùy theo nhu cầu như nấm xích chi 600.000 đồng/kg; hồng chi 800.000 đồng/kg; nấm Hàn Quốc 1.000.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh Khánh thu lãi gần 200 triệu đồng/vụ.
Nhờ trồng bưởi da xanh VietGAP mà gia đình ông Trịnh Ngọc Trung (ấp Quới Lợi, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã 'đổi đời', thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ba người con của ông đều được ăn học thành tài và đều là công chức, viên chức nhà nước.
Cây bưởi da xanh theo hướng an toàn nông nghiệp tốt (GAP) cho hiệu quả kinh tế cao đã giúp nhiều nông dân tỉnh Bến Tre vươn lên làm giàu.
Trong khi nhiều hộ dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình cây ăn trái như: bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm, ổi lê...Riêng gia đình bà Ngô Thị Hai (66 tuổi), ngụ ấp Tân Hòa lại có cách làm giàu khác người-đó là chọn trồng cây cà na Thái. Vườn cà na Thái của bà Hai giờ được bán cả trái, bán cả cây giống.
Bà Đỗ Thị Bắc, khu phố 8, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành (Bình Phước) trồng 265 cây tre tàu, vụ thu hoạch đầu tiên đã lời tới 325 triệu đồng. Nhiều hộ dân thành viên Tổ hội nghề nghiệp trồng măng tre khu phố 8 cho hay, tre tàu là cây trồng '3 trong 1' bởi có thể bán lá, măng và gốc già.
Ông Nguyễn Văn Tường, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) cho biết, chỉ trồng tre thôi, gia đình ông có ngay gần 1 triệu đồng mỗi ngày'. Cây tre ông Tường trồng bán măng, bán lá và bán giống.
Mỗi năm làm chỉ 1 vụ nhưng rau muống lấy hạt ở xã Hiệp Thương, huyện Phú Tân (An Giang) cho thu nhập khá cao, thu hút số hộ tham gia ngày càng đông. Nhờ sản xuất ít 'đụng hàng', năm nay bà con phấn khởi vì tiếp tục được mùa, được giá.
Tuy đã nhiều lần thất bại trong quá trình chăn nuôi lợn rừng, nhưng niềm đam mê đã thôi thúc vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh, Tô Khánh Vân ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh mạnh dạn tiếp tục thử sức ở lĩnh vực này. Hiện mô hình kinh tế tổng hợp cùng trên 150 con lợn rừng giúp anh chị có nguồn thu khiến nhiều người mơ ước.
Trên nền đất đồi bạc màu, cằn cỗi tưởng chừng bỏ đi, anh Nguyễn Văn Út ở thôn Tân Yên, xã Ea Ly (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã tìm cho mình hướng đi riêng bằng loại cây trồng mới chưa từng có ở địa phương, đó là mít không hạt và đã mang lại hiệu quả.
Là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nấm rơm ở Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk), sau khi được tham quan mô hình trồng nấm ở huyện Krông Ana, anh Nguyễn Quốc Cường nhận thấy địa phương mình có nguồn rơm rạ dồi dào nên đã quyết định chọn trồng nấm rơm trong nhà để khởi nghiệp.
Tận dụng nguồn nước trên sông, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ ấp Trung Châu, xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, An Giang) đã phát triển mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè. Mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá hơn, có điều kiện đóng góp công sức để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
Thời gian gần đây, một số hộ nông dân tại xã Bình Giã, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển đổi từ cây tiêu do bị rớt giá xuống thấp, sang trồng cây đu đủ theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhờ đó, các hộ trồng đu đủ đã có đầu ra rất ổn định, thu lãi lớn.
Trên nền đất đồi bạc màu, cằn cỗi tưởng chừng bỏ đi, anh Nguyễn Văn Út ở thôn Tân Yên, xã Ea Ly (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã tìm cho mình hướng đi riêng bằng loại cây trồng mới chưa từng có ở địa phương, đó là mít không hạt và đã mang lại hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo