Tìm kiếm: Con-giống
Nông dân huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.
Bỏ công việc lương cao ở Tp.HCM về quê làm giàu từ trang trại, anh Võ Ngọc Sơn (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã tạo dựng được mô hình chăn nuôi gà và heo (lợn) giống, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại huyện đảo Lý Sơn, tối đa 10 mô hình, mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/mô hình.
Nhiều năm nay, tôm nuôi của Việt Nam dù thành hay bại thì vẫn 'vấp' phải bài toán giá và điệp khúc 'được mùa mất giá' luôn tái diễn. Câu chuyện giảm giá thành nuôi tôm được nhắc đến liên tục, vậy nhưng, thực hiện như thế nào và từ đâu thì lại chưa có câu trả lời.
Từ nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ nhiều địa phương phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả. Mới đây nhất là mô hình 'Nuôi cá thát lát an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ' trên địa bàn xã Gia An (Tánh Linh)...
Từ 3.000 con ba ba giống được mua từ tỉnh Đồng Tháp, vừa nuôi và đúc kết kinh nghiệm, đến nay đàn ba ba của anh Huỳnh Văn Khánh, ấp 1, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau có tới 1.200 ba ba bố mẹ đang đẻ.
Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bể bạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh và mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân. Anh Nguyễn Lê Kim Phát (ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ) là một trong những người thành công với phương pháp nuôi trong bể bạt sử dụng giá thể bằng sợi nilon.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt từ con đặc sản, như: nhím, ba ba gai, rùa câm, lợn rừng... nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư để phát triển. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, việc tiêu thụ con đặc sản rất khó khăn, trầy trật, giá rớt thảm, rùa câm đang từ 25-27 triệu đồng/kg rớt xuống còn 5-7 triệu đồng/kg.
'Từ nhu cầu thực tế, xu hướng chăn nuôi chim bồ câu phát triển mạnh nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn, vả lại nuôi chim bồ câu không quá phức tạp, tôi nảy ý tưởng nuôi đại trà' – anh Phan Minh Hồng, Giám đốc HTX Chăn nuôi và dịch vụ sản xuất Quốc Anh (khu 2, xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ về cơ duyên khởi nghiệp của mình.
Người Vĩnh Sơn chỉ ưu tiên nuôi 3 loại rắn cực độc mà mới nghe tên đã 'dựng tóc gáy, lạnh sống lưng' gồm hổ mang chúa, hổ mang phì và hổ mang trâu. Theo nghiên cứu, nọc độc của các loài rắn này đủ để giết chết một con voi.
Với quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh chị Trương Nhật Tiến - Nguyễn Thị Cẩm Vân ở thôn Trung An, xã Hải Khê (Hải Lăng - Quảng Trị) đã từ bỏ công việc với mức thu nhập khá ở tỉnh Bình Dương, về quê khởi nghiệp bằng trang trại nuôi vịt khép kín.
Anh La Hữu Lộc ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ nuôi lươn sinh sản và lươn thương phẩm mỗi năm lãi hơn 600 triệu đồng.
'Sốc' với thân thế sư phụ của Tôn Ngộ Không, bí ẩn về nữ phù thủy chế tạo độc dược sát phu nổi tiếng thời Phục Hưng, voi con đánh thức mẹ đã chết, cặp gấu xám đại chiến giữa đường cao tốc, truyền thuyết Ngọc Hoàng Thượng đế, làm giàu từ mô hình nuôi cua đinh ở Hậu Giang… là những clip nổi bật hôm nay (8/10).
Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu cho biết: Nghề nuôi rắn ri voi trong tỉnh đang được bà con nhân rộng. Đầu tư nuôi không tốn nhiều chi phí, không tốn diện tích, có thể nuôi trong lu hay bồn mũ để trong nhà.
Nhiều khách hàng đã đến tìm về tận huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) để mua giống hoa lan vũ nữ và giả hạc Đài Loan của vườn hoa lan Tâm Viễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo