Tìm kiếm: Cán-Cân-Thương-Mại
Mặc dù đỉnh dịch tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã lắng xuống, nhưng nguy cơ bùng phát dịch tại các địa phương khác trong cả nước vẫn đang hiện hữu, trong khi yêu cầu khôi phục và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đang là vấn đề hết sức cấp bách. Bối cảnh đặc biệt này đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ cần có các quyết sách kịp thời và phù hợp.
DNVN - Sau những tác động rất lớn của COVID-19 tới nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan quản lý lúc này là cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp (DN) nhanh chóng quay trở lại sản xuất, góp phần giải quyết việc làm đối với người lao động.
Qua nửa đầu tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đã đạt hơn 500 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo, mốc kỷ lục 600 tỷ USD có thể đạt được vào cuối năm nay.
DNVN - Đây là điểm sáng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra tại buổi Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III năm 2021” vào chiều 20/10.
DNVN - Trong tháng 9 năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 53,5 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3,1%.
Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng tốc khi nhiều địa phương đã nới lỏng giãn cách, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam.
DNVN - Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, trong 3 tháng cuối năm, nếu không có biến động quá lớn về dịch bệnh, dịch bệnh được kiểm soát tốt, chúng ta hoàn toàn tin tưởng kết thúc năm 2021 cán cân thương mại được duy trì ở mức cân bằng. Và tình hình lạc quan hơn thì có thể đạt xuất siêu ở mức độ nhất định.
Theo Tổng cục Thống kê, đây là mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay.
DNVN - Tại buổi Tọa đàm tham vấn Kinh tế Xã hội do Quốc hội tổ chức vào sáng 27/9/20221, ông Terence Jones, Quyền Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP đã có bài tham luận về những diễn biến kinh tế xã hội thế giới tác động tới Việt Nam trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
DNVN - Các thị trường xuất khẩu chính phục hồi rõ nét, việc tận dụng ưu đãi mở cửa thị trường từ các FTA mới và giá xuất khẩu hàng hóa tăng được cho là 3 nguyên nhân chính khiến xuất khẩu Việt Nam giữ được đà tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2021 bất chấp đại dịch COVID-19.
Nhu cầu thị trường thế giới tăng cao là cơ hội để kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đổi chiều từ nhập siêu sang xuất siêu trong những tháng còn lại của năm 2021. Song, việc tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc lớn vào việc kiểm soát dịch COVID-19, cũng như nới lỏng các quy định hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất.
DNVN - Liên quan đến việc một số sản phẩm của Acecook và Thiên Hương bị châu Âu thu hồi gần đây do chứa chất cấm Ethylene oxide (EO), Bộ Công Thương đưa ra một số khuyến cáo đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, trong đó nhấn mạnh việc kiểm soát chất lượng trong toàn chuỗi cung ứng.
Trên cơ sở tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4 - 5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương (4 - 5%).
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 giảm so với tháng 7 và giảm so với tháng 8/2020 nhưng tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,2 % so với cùng kỳ 2020.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới dự báo, tuy rủi ro theo hướng suy giảm gia tăng nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5-7% từ năm 2022 trở đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo