Tìm kiếm: Cơ-cấu-cây-trồng
Ông Trần Văn Tiến, bản An Thái (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bỏ nghề mộc về trồng hơn 250 gốc xoài Đài Loan trên diện tích 6.000m2, sau khi trừ chi phí chăm sóc ông lãi 120 triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.
Nhờ linh hoạt chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, đặc biệt là trồng rau sạch, nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập khá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này gia đình anh Đào Duy Tân ở khu 1, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khẩn trương thu hoạch sắn dây. Những bụi sắn dây ở đây khi đào lên cho những củ dài ngoẳng, khổng lồ trông đã mắt.
Anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) trồng 500m2 cây dược liệu ngũ gia bì. Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Mô hình trồng ổi nữ hoàng trong vườn của Phan Văn Nhỏ, ấp Thạnh Hòa, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang được mọi người khen nhiều lắm. Bởi trên bờ anh trồng ổi nữ hoàng, trái ngon lành anh mang bán 10.000 đồng/ký, còn những trái xấu, trái hư anh không vứt đi mà mang cho đàn cá tai tượng 1.000 con để chúng ăn chóng lớn.
Chị Hoàng Thị Nớm, xóm Bản Kỉnh, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nhờ mang cây rau dạ hiến-loài rau rừng mọc hoang dại về giâm trồng ở núi đá sau nhà mà giờ có thu nhập cao. Rau dạ hiến, hay còn gọi là rau bò khai khi giâm xuống tốt vù vù, ngọn vươn dài, giòn, dễ gãy và xào lên thì thơm lừng gây cảm giác thèm ăn.
Dù chỉ mới triển khai trồng được gần 1 năm, song mô hình trồng cây dược liệu công nghệ cao tại xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã bước đầu thích nghi khá tốt với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Mới chỉ trồng 70% diện tích nhưng số vốn bỏ ra đã là hơn 10 tỷ đồng.
“Hiện tôi bán mít với giá 53.000 đồng/kg, mỗi trái nặng khoảng 9kg, tính ra bán 1 quả cũng được gần 500.000 đồng. Cứ 12 ngày hái một lần rồi đem bán cùng các vườn khác” - ông Danh Bảnh, ngụ ấp Tàu Hơi B, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chia sẻ về hiệu quả kinh tế của cây mít trên đất ruộng.
Xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang xây dựng thực hiện Dự án liên kết trồng cây Khôi nhung dưới tán rừng sản xuất với diện tích 2ha tại ba hộ thôn Thắm. Loại cây thuốc quý này chủ yếu mọc tự nhiên, có thể chiết suất làm dược liệu cho ngành Đông y; giá lá khô cây Khôi nhung từ 250.000 - 350.000đ/kg.
Trồng hơn 3 công ớt sừng trâu xen với hành tím, vụ này ông Sơn Sim ở khóm Vĩnh Thành, phường Vĩnh Phước, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ước tính thu hoạch hàng chục tấn ớt. Chỉ tính ớt, trung bình 1 công ớt năng suất bình quân khoảng 10 tấn/vụ, sau khi trừ chi phí ông Sơn Sim còn lời 40-50 triệu đồng/công.
Trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) và các cấp hội, đoàn thể đã thực hiện ủy thác hiệu quả nhằm đưa nguồn vốn ưu đến hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhiều hộ vay vốn đầu tư trồng xoài Úc, xoài Đài Loan trở nên khá, giàu.
Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến năm 2019 tổng dư nợ mà nông dân vay trồng tiêu là hơn 4.300 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ đồng là nợ xấu. “Lãi mẹ để lãi con”, nhiều nông dân phải bỏ xứ mưu sinh để mong có tiền trả lãi. Đường cùng, bà con “cầu cứu” ngành chức năng có thể được gia hạn nợ, giảm lãi vay….
End of content
Không có tin nào tiếp theo